Chia sẻ những kinh nghiệm xây nhà

Bài viết được chia sẻ trên diễn đàn Otofun về những kinh nghiệm khi xây nhà của tác giả

Chào các cụ, các mợ trong OF !
Hôm nay nhân ngày đẹp zời, em có chút kinh nghiệm về thi công xây dựng muốn chia sẻ cho các cụ, để các cụ hiểu sâu hơn về việc xây dựng nhà.

Bản vẽ thiết kế:
Tại sao phải cần bản vẽ thiết kế?
– Bản vẽ thiết kế rất quan trọng, nó định hình căn nhà, kích thước, kiểu xây, cách bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà… , quan trọng không kém đấy là phần kết cấu ngôi nhà, nó như khung xương và bàn chân của con người vậy, kết cấu của ngôi nhà quyết định độ bền vững của ngôi nhà, bên cạnh đấy, bản vẽ thiết kế còn theo công trình lâu dài khi sau này, muốn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp ngôi nhà được dễ dàng hơn (nhất là hệ thống ngầm như điện, nước..).Xu hướng bây giờ mọi người thường để không gian thông thoáng từ trước ra sau, hạn chế những bức tường ngăn khiến cho ngôi nhà rộng rãi hơn, thoáng đãng hơn, nhiều ánh sang hơn. Bố trí ánh sáng, không gian như thế nào là do người KTS, điều này thì mỗi KTS có 01 phong cách khác nhau nên khó có thể nói ai hơn ai được.

– Bản vẽ thiết kế cũng rất quan trọng, vì qua đấy, chủ nhà và nhà thầu có thể tính toán, theo dõi chi tiết được khối lượng vật tư được sử dụng vào ngôi nhà, cũng như khối lượng công việc phát sinh tăng giảm trong quá trình xây dựng.

1- Phần Móng:

– Tùy thuộc vào quan điểm định nghĩa của mỗi người, riêng tôi quan niệm phần móng là bàn chân con người, là cái gốc cây, với gốc khỏe, cây mới lớn và đứng vững được, con người chỉ có thể đi lại tốt trên đôi bàn chân nếu đôi bàn chân đấy khỏe

– Vậy cũng giống như móng căn nhà, cần phải có ông thiết kế và tính toán phần móng, thép như thế nào, bê tông ra làm sao, chiều cao móng, chiều sâu đặt móng như thế nào.

– Tùy thuộc vào từng nền đất, chiều cao căn nhà mà có các loại móng khác nhau cho căn nhà. Vào nền đất yếu thì có các phương án xử lý nền móng khác nhau: cọc tre, cọc cừ, cọc bê tông 25×25, 30×30… Không phải nhà thầu thi công nào hay tổ đội nào cũng có những kiến thức về xử lý nền móng, vì vậy chủ nhà nên tham khảo thật kỹ trước khi đưa ra quyết định xử lý móng như thế nào.

– Về kỹ thuật thi công:

Các công việc phần móng:

+ Đào đất hố móng

+ San sửa nền hố móng bằng thủ công (Đập đầu cọc nếu có ép cọc)

+ Đổ bê tông lót móng, lót nền vệ sinh, bể nước,..

+ Gia công lắp dựng cốt thép đáy móng, cốt thép giằng móng, cốt thép cột chờ, cốt thép đáy bể nước (dầm đáy bể nước nếu có)

+ Gia công lắp dựng ván khuôn đáy móng, ván khuôn giằng móng, cổ cột, đáy, dầm đáy bể nước…

+ Đổ bê tông đáy móng, giằng móng, cột, đáy bể, dầm đáy bể

+ Xây tường móng, tường bể…

+ Trát tường bể nước, bể phốt… chống bể nước, bể phốt.

Trong các công việc về phần móng, chủ nhà nên chú ý kỹ thuật gì?

+ Đầu tiên phải nói đến kỹ thuật đan thép, đơn giản lắm nhưng cũng phức tạp với ai không biết.

Khi các nhà thầu hay các tổ đội vào thi công, họ đều tư vấn cách đan thép, nhưng có 1 lưu ý nhỏ, nối thép, mối nói phải sole với nhau, chiều dài nối thép là 3D, ví dụ: thép móng là thép D18, vậy chiều dài mối nối là 54cm, các phần gia cường lực tại các vị trí giữa dầm cột ra sao, bụng dầm móng thế nào.

+ Bê tông: yêu cầu đầm kỹ, đầm chặt khi đổ bê tông, không các bọt khí còn lại trong bê tông, gây hiện tượng rỗ mặt bê tông, khiến nước và các hợp chất khác có trong đất và nước chạy vào trong, ăn mòn thép theo thời gian gây yếu kết cấu móng của công trình. Sau khi đổ bê tông xong, mặt bê tông se lại, yêu cầu tưới nước bảo dưỡng bê tông liên tục, đảm bảo độ ẩm bề mặt bê tông để bê tông đạt cường độ tốt nhất, trong 7 ngày đầu tiên, bê tông đạt được 75- 80% cường độ thiết kế, vì vậy trong thời gian ninh kết bê tông, không nên làm các công tác thi công nặng quá ảnh hưởng đến độ ninh kết của bê tông. Độ phủ bê tông cũng rất quan trọng, yêu cầu với các cấu kiện dầm độ phủ bê tông từ 2-3cm nhé, độ phủ bê tông chính là lớp bảo vệ cốt thép nhé.

+ Công tác ván khuôn, chính là công tác tạo hình, kiến trúc cho phần móng, vì vậy, khi thi công tránh hiện tượng phình cốt pha, vừa gây lãng phí bê tông, vừa mất mỹ quan thẩm mỹ.

+ Trước khi đổ bê tông, chú ý làm sạch mặt bê tông lót, tránh các tạp chất lẫn vào bê tông làm ảnh hưởng đến cường độ chịu lực của kết cấu

+ Xây bể: Với bể nước ngầm bạn nên xây tường 200, gạch đặc, trát 02 mặt, đánh bong chống thấm, tránh hiện tượng thẩm thấu từ ngoài vào làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, tránh càng xa bể phốt và các công trình thoát nước bẩn càng tốt, với bể phốt, chủ nhà có thể xây tường gạch đặc, tường 110, trát và chống thấm kỹ, tránh bể phốt ngấm ra, ô nhiễm các phần đất xung quanh, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của gia đình sử dụng sau này.

Sự quan trọng của phần thô
Như trên đã nói, nhiều người – thậm chí cả thợ nghĩ phần thô không quan trọng – đó là một quan niệm sai lầm. Đúng ra thì: không có phần nào là không quan trọng cả, nhưng quan trọng nhất là phần thô. Quan niệm sai lầm xuất phát bởi cách nhìn nhận vấn đề không đi từ bản chất của quá trình xây dựng. Họ chỉ thấy rằng khi kết thúc một ngôi nhà, thì những gì nhìn thấy là gạch ốp lát, là tường sơn, là cửa, là thiết bị vệ sinh, là đèn… Có ai nhìn thấy cái cột ẩn trong tường, có ai nhìn thấy thép trong sàn, hoặc những viên gạch sau lớp trát nằm cùng nhau tạo nên bức tường như thế nào…?

Phần thô là tiền đề quan trọng cho tất cả các quy trình, hạng mục, các bộ môn thi công sau này. Phần thô càng tốt, càng chuẩn, càng chính xác thì những phần sau thi công càng thuận tiện, càng tiết kiệm chi phí và thời gian, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến công trình (như đục phá, chỉnh sửa…)

Nếu tính toán kỹ, khi thi công phần thô sẽ làm cho các nội dung sau thuận lợi chính xác. Ngược lại, cứ làm ào ào với cách nghĩ: rồi hoàn thiện sẽ xử lý được hết; thì có thể hậu quả sẽ khôn lường. Ví dụ: các hệ thống dầm cột chuẩn sẽ làm cho quá trình xây khối xây thuận tiện; bề mặt bêtông phẳng, chuẩn sẽ làm cho lớp áo trát chất lượng hơn. Nếu như phần bêtông thừa thì hay phải đục bỏ rất mất thời gian và ảnh hưởng đến chất lượng kết cấu do chấn động cơ học, còn trong trường hợp cấu kiện bêtông bị non kích thước sẽ phải đắp bù nhiều vữa. Lớp vữa dày cũng có giới hạn, nếu đắp nhiều vữa quá, thì lớp này có thể dễ bị bong ra khỏi bề mặt. Cần nắm rõ và tính toán những vị trí thoát nước xuyên dầm sàn bêtông để đặt lỗ chờ, tránh tình trạng đục phá. Ở phần khối xây, phải nắm rõ những vị trí xung yếu để có quy cách xây thích hợp, đảm bảo kết cấu. Những vị trí khoan vít, treo thiết bị nặng, hàn chân sắt vào tường… phải được xây gạch đặc. Có những chuyện rất nhỏ nhưng nếu không để ý lại thành vô duyên. Ví dụ như nguyên tắc xây tường đôi thì sau khoảng năm đến sáu hàng lại có một hàng xoay viên để “khóa” lại. Hàng xoay này thường xây gạch đặc để tăng cường độ cứng cho tường và tránh lỗ ở gạch lỗ hở ra ngoài. Có trường hợp thợ nề xoay hàng đúng cao độ đi dây của thợ điện. Hệ quả là thợ điện đục rất vất vả mà tường bị phá rất nhiều, gây yếu tường.

Phần thô – đặc biệt là bêtông càng chính xác, càng chuẩn càng tốt. Việc trát lại một bức tường, lát lại một ô sàn… đơn giản và đỡ tốn kém hơn nhiều so với việc phải “xử lý” bêtông nếu như không đảm bảo chất lượng hay kích thước của cấu kiện sau khi tháo dỡ ván khuôn (cốppha).

Thô mà tinh

Thô để mà tinh. Thô cũng cần tinh. Người viết bài này nhiều lần làm việc ở công trường, tiếp xúc với thợ, hay được nghe thợ khoe: Anh/em làm cái nhà A, B… đắp bao nhiêu phào chỉ – tuyệt vời luôn; hay ốp lát nhà C, D… cả mấy trăm m2 cực đẹp… Tôi thường bảo rằng: đừng nói những cái đó vội, anh hãy thể hiện trình độ qua việc làm phần bêtông, rồi xây hết tường bao – chưa trát sẽ thấy trình độ thế nào. Hoặc là: trát hoàn thiện không khó, hãy thể hiện trình độ bằng một bức tường xây gạch trần không trát! Sự thực là nhiều thợ hãi, “gợi ý”, nài nỉ kiến trúc sư hay chủ nhà hãy xây trát bình thường rồi… ốp gạch thẻ.

Thực ra, thô không hẳn là cái phần bên trong, xấu xí rồi cũng sẽ bị giấu đi, sau những lớp trát, ốp, lát… hay nằm ẩn sâu đâu đó không nhìn thấy. Phần thô hoàn toàn có thể phô diễn với vẻ đẹp khoẻ mạnh, thô mộc, thậm chí là tinh tế của nó. Cả thế giới biết đến một phong cách sử dụng bêtông trần của kiến trúc sư người Nhật Tadao Ando. Tất nhiên để có những sản phẩm bêtông trần quyến rũ và làm đẹp cho kiến trúc như vậy không phải là chuyện dễ. Ta cũng có thể thấy nhiều công trình cổ, công trình cũ xây bằng đá, bằng gạch từ xa xưa, đâu có trát-ốp-lát gì, đâu có vật liệu bọc bề mặt; mà vẫn đẹp kỳ lạ. Thô đấy, mà tinh!

Trở lại chuyện thi công phần thô. Nên hiểu rằng đây là nội dung quan trọng nhất. Ngôi nhà có thể được sửa chữa, thay đổi vật liệu bề mặt, thiết bị, màu sắc… bởi thời gian. Nhưng phần thô không thay đổi được, khó thay đổi. Mà phần thô càng chắc, càng chuẩn… thì việc điều chỉnh phần hoàn thiện càng không khó.

Lựa chọn nhà Thầu
Khi bạn đã có trong tay bản thiết kế ngôi nhà mơ ước, mua được vật liệu xây dựng thì lúc này bạn cần chọn nhàthầuuy tín, kinh nghiệm với đội thợ có tay nghề cao, giá cả hợp lý. Những kinh nghiệm chọn nhà thầu dưới đây sẽ giúp bạn tìm được nhà thầu tốt và có một ngôi nhà thật ưng ý.
Hầu hết các chủ nhà thường hỏi người quen thân, nhờ giới thiệu các nhà thầu. Ngoài ra, chủ nhà còn có thể nhờ vào các mối quan hệ khác, nhờ chuyên gia xây dựng tư vấn để chọn được nhà thầu tốt.
Nhà thầu tốt là nhà thầu chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng,có tinh thần trách nhiệm cùng đội thợ có tay nghề cao. Bên cạnh đó, đơn vị nhận xây nhà cần có thiết bị thi công đầy đủ, trực tiếp thi công, giá cả hợp lý, an toàn lao động, thi công đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hạn chế các chi phí phát sinh.

Bạn cần chọn nhà thầu nhận xây nhà có kinh nghiệm và trình độ
Tiêu chí thời gian
Chủ nhà cần thỏa thuận với nhà thầu về tiến độ thi công từng hạng mục công việc cụ thể và quy định rõ ràng trong hợp đồng, nếu đơn vị nhận xây nhà không đảm bảo đúng tiến độ thì sẽ trừ bao nhiêu phần trăm.
Căn cứ vào bảng tiến độ này, chủ nhà sẽ kiểm tra, đôn đốc công việc và quyết toán với nhà thầu về các hạng mục công việc thực hiện. Thông thường, với dạng nhà phố đơn giản, thi công thuận lợi thì thi công trong 5 tháng. Với những công trình đòi hỏi sự cầu kỳ hơn hoặc như biệt thự thì có thể kéo dài 1 năm hoặc lâu hơn.
Chú ý tiêu chí giá cả
Không chọn nhà thầu có giá thấp
Bạn không nên chọn nhà thầu có giá thấp quá vì họ sẽ rút ruột công trình, bày vẽ phát sinh để kiệm lợi nhuận. Hoặc họ sẽ làm việc cầm chừng, kéo dài tiến độ thi công và có thể bỏ ngang công trình bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, một số đơn vị nhận xây nhà bỏ giá thấp để khách hàng thấy lợi và lựa chọn. Tuy nhiên, họ lại chọn vật liệu kém chất lượng để bù vào phần chênh lệch, làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Ngày nay việc xây dựng hay thi công các công trình dân dụng như nhà phố, biệt thự, khách sạn thường được chủ đầu tư chọn đơn vị thi công, hay còn gọi là nhà thầu để giao công trình theo 3 hình thức: nhân công, phần thô và hoàn thiện. Việc này tùy thuộc vào quan điểm, công việc, khả năng tài chính và sự am hiểu của chủ đầu tư về lĩnh vực xây dựng, sự tin tưởng của chủ đầu tư đối với đơn vị thi công.

Thi công phần nhân công
Đây là gói thầu xây dựng mà chủ đầu tư và đơn vị thi công tiến hành, theo hình thức chủ nhà mua toàn bộ vật tư từ sắt, xi măng, cát đá, gạch, các loại vật liệu hoàn thiện.
Khi chọn hình thức xây dựng phần nhân công hay thi công, chủ đầu tư có quan niệm nhà thầu sẽ “ăn bớt” vật tư, hoặc dùng vật tư không “chắc”. Đây là quan điểm cũ, lỗi thời chỉ đúng cho trường hợp những cá nhân, những đơn vị thi không chuyên nghiệp hoặc không trọng chữ tín, xem thường khách hàng và nghề nghiệp của mình.
Với hình thức này, đa số chủ đầu tư – chủ nhà – thường rảnh rỗi, hoặc am hiểu về cách thức xây dựng, mua được nguồn vật tư giá tốt. Còn lại, đơn vị thi công chỉ cung cấp giàn giáo, coffa, máy móc phục vụ thi công, đội thợ, phụ… Khi tiến hành công việc, hai bên sẽ thống nhất với nhau tổng diện tích căn nhà, tổng giá trị công trình, đơn giá trên m2…
Đối với gói thầu này thì sẽ có nhiều nhược điểm xảy ra, do đó hai bên thường phát sinh mâu thuẫn trong quá trình thi công vì các lí do sau đây:
Nhà thầu đa phần là thợ hoặc cai tự nhận thi công, đội thợ tay nghề không cao.
Đơn vị thi công thường mượn pháp nhân để lấy dấu ký hợp đồng
Đơn vị thi công thường tính phát sinh so với lúc nhận công trình
Đơn vị thi công thường làm nhanh, ẩu để có khối lượng công việc, để tận dụng nguồn thợ làm công trình khác.
Các vật tư sử dụng thường lãng phí, hao hụt..
Chủ đầu tư phải túc trực để bảo quản vật tư, xuất kho…
Chủ đầu tư mua vật tư giá cao vì không thường xuyên mua…
Tóm lại, đối với gói thầu thi công phần nhân công thì chủ đầu tư thường thay đổi thiết kế hoặc tư xây theo ý của mình rất nhiều. Chính những điều này, cộng thêm tay nghề và kinh nghiệm của những ông thầu nhận phần nhân công, khi hoàn thiện ngôi nhà sẽ không có chất lượng và thẩm mỹ cao.

Thi công phần thô
Đối với gói xây dựng này, chủ đầu tư chỉ cung cấp các vật tư hoàn thiện như: gạch lát nền, thiết bị vệ sinh, các loại cửa, sơn nước, bóng đèn, rèm cửa, đá ốp cầu thang, tay vịn, trần thạch cao …Còn đơn vị thi công sẽ cung cấp các hạng mục sau:
Cung cấp coffa, giàn giáo, máy móc phục vụ việc thi công.
Cung cấp công nhân: thợ, phụ để thi công hoàn thiện công trình như sơn nước, hệ thống điện nước, lát gạch….
Cung cấp các loại vật tư xây dựng thô: cát, đá, xi măng, bột trét.
Khi tiến hành xây dựng phần thô (thi công phần thô) thường có các điểm thuận lợi như sau:
Chủ đầu tư thường chủ động trong việc lựa chọn vật tư hoàn thiện.
Đơn vị thi công chủ động trong việc giám sát, sử dụng các loại vật tư xây dựng.
Đơn vị thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình vì không chạy theo khối lượng công việc, tuyển chọn thợ, phụ có tay nghề cao
Chủ đầu tư chỉ cần dành thời gian để kiểm tra công trình, hoặc thuê giám sát công trình
Hầu hết các công trình chủ đầu tư thường chọn gói thầu thi công phần thô hay xây dựng phần thô, vì chủ đầu tư dành thời gian để giám sát hoặc chọn mua các loại vật tư hoàn thiện. Tuy nhiên, việc chọn gói thầu nào thường do chủ đầu tư quyết định và thương lượng với nhà thầu.

Thi công phần hoàn thiện
Gói thầu thi công phần hoàn thiện hay xây dựng phần hoàn thiện (chìa khóa trao tay) thường được các chủ nhà không chuyên chọn lựa. Khi đó chủ đầu tư sẽ giao trọn gói cho đơn vị thi công bao gồm phần nhân công và vật tư thô, vật tư hoàn thiện (không bao gồm thiết bị nghe nhìn, thiết bị nhà bếp, đồ nội thất).

Đơn vị thi công tiến hành các công việc:
Cung cấp coffa, giàn giáo, máy móc phục vụ việc thi công.
Cung cấp công nhân: thợ, phụ để thi công hoàn thiện công trình.
Cung cấp các loại vật tư xây dựng thô và hoàn thiện: cọc ép, cát, đá, xi măng, bột trét, sơn nước, gạch lát nền, các loại cửa, thiết bị vệ sinh, tay vịn và đá ốp cầu thang, đèn trang trí, trần thạch cao…
Ưu điểm của loại hình này như sau:
Chủ đầu tư không phải dành thời gian cho việc chọn mua các loại vật tư hoàn thiện như gạch, thiết bị vệ sinh, cửa, đèn
Đơn vị thi công chủ động trong việc triển khai công việc, điều động vật tư, công nhân.
Chủ đầu tư thường chủ động và đưa ra ý kiến trong việc lựa chọn vật tư hoàn thiện khi ký kết hợp đồng.
Đơn vị thi công chủ động trong việc giám sát, sử dụng các loại vật tư xây dựng tránh hư hao, mất mát không đang có.
Tóm lại việc chủ đầu tư chọn gói thầu thi công phần hoàn thiện để giao cho đơn vị thi công hay không còn tùy thuộc vào điều kiện của chủ đầu tư và uy tín của nhà thầu. Thông thường chủ đầu tư giao cho đơn vị thiết kế thi công trọn gói để đảm bảo sự hợp lý, logic trong thiết kế, thi công.

Những điều cần biết trước khi xây nhà

Sau nhiều năm sửa chữa và chứng kiến các sự cố trong nhiều công trình xây dựng (sập nhà, thầu bỏ chạy, chất lượng xây dựng kém, tuổi thọ công trình thấp ).Nhiều chủ nhà phải trả giá rất đắt chỉvì không biết nghề xây dựng nhưng lại làm chủ đầu tư công trình và không có người chuyên môn hỗ trợ. Cháu viết bài này nhằm mục đích giúp nhiều gia đình tư nhân xây dựng hạn chế được những sự cố nêu trên.
Hiên nay bằng kinh nghiệm từ các nhà đã xây dựng từ trước, chủ nhà thường có một số kinh nghiệm về phần kiến trúc (kiểu dáng, màu sắc, dụng cụ trong nhà, xây và tô tường phẳng) hoặc chủ nhà thuê kiến trúc sư thiết kế kiến trúc, kết cấu. Nhưngkiết thức về giám sát chất lượng trong hki thi công phần kết cấu công trình, thiết bị trong công trình (kết cấu móng, kết cấu phần thân, điện, nước, chống thấm, …)và việc chọn nhà thầu thì hầu như chủ nhà tư nhân thường ít có kinh nghiệmđây là nguyên nhân dẫn đến các sự cố quan trọng như sau:

  1. Sập nhà khi đang thi công
  2. Thầu bỏ chạy khi nhà xây dựng dở dang
  3. Tuổi thọ công trình thấp
  4. Thấm sàn
  5. Sàn bêtông bị nứt

Để hạn chế tình trạng trên các chủ nhà cần biết một số vấn đề như sau trước khi xây nhà.

Progetto e progettista edile (Foto tratta da terzobinario.it)
  1. Sập nhà khi đang thi công

a)Nguyên nhân

  • Kích thước móng, cột, dầm thiết kế cho nhà 2 tầng nhưng chủ nhà xây thành nhà 4 tầng mà không tính toán thay đổi kích thước móng, cột, dầm cho lớn hơn.
  • Do cây chống sàn quá nhỏ (thường dùng loại cây cừ tràm nhỏ và chống thưa)
  • Do cây chống nhỏ và chủ nhà nâng chiều dày sàn lớn hơn chiều dày thiết kế.
  • Do đặt thép sai vị trí tại kết cấu có dạng cong son.

b)Giải pháp
Để tránh xảy ra sự cố không ai mong muốn này nhà thầu tư nhân nên thực hiện tốt các việc như sau:

  • Thuê kỹ sư xây dựng thiết kế phần kết cấu bê tông cốt thép (móng, cột, đà sàn …)
  • Có thể chọn nhà thầu thi công phần kết cấu riêng, phần hoàn thiện riêng (tùy theo điểm mạnh của nhà thầu)
  • Không được tự ý thay đổi phần kết cấu, hoặc qui mô công trình (nâng tầng, thay đổi kết cấu bêtông cốt thép)
  • Nên dùng những người biết chuyên môn để lựa chọn nhà thầu – lựa chọn đầu vào tốt.
  1. Thầu bỏ chạy khi nhà xây dựng dở dang

a)Nguyên nhân

  • Do lúc làm hợp đồng không qui định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chủ nhà và chủ thầu, lúc xây dựng chủ nhà yêu cầu làm thêm, chủ thầu đòi tiền thêm xảy ra tranh chấp.
  • Trong hợp đồng không nêu rõ chủng loại vật tư để thi công phần kết cấu, ví dụ chủ thầu dùng vật liệu cây chống bằng cây cừ tràm, nhưng chủ nhà yêu cầu phải dùng cây chống thép.
  • Chủ nhà không có người giám sát từng bước khi thi công phần kết cấu để tuỳ cho nhà thầu làm, khi thi công được nhiều hạng mục rồi chủ nhà mới thấy chất lượng không tốt nhờ kiểm định can thiệp – chủ thầu bỏ chạy.

b)Giải pháp
Biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế tình trạng này chủ nhà cần làm tốt những điều sau:

  • Lựa chọn nhà thầu trước khi lý hợp đồng là việc quan trọng nhất (nhà thầu phải có tâm), muốn đạt được điều này chủ nhà cần làm những việc sau:

– Nhờ người có chuyên môn về kết cấu xây dựng để xem xét và đánh giá chất lượng, tiến độ (nguồn nhân công, cách thức thi công của nhà thầu, đến các công trình nhà thầu đã thi công để xem thực tế, …), chất lượng của các công trình trước của nhà thầu có quy mô gần tương đương với công trình chuẩn bị xây, đặc biệt là chất lượng thi công phần kết cấu.
– Không nên giao cho nhà thầu đã thi công công trình nhỏ hơn công trình chuẩn bị xây (chuyên xây nhà cấp 4 thì thi công nhà 3 tầng khó có chất lượng tốt)
– Nhà thầu phải có địa chỉ và nhà cửa rõ ràng (với tư nhân), Đăng ký kinh doanh (với công ty).

  • Sau khi đã chọn được nhà thầu thì việc lập hợp đồng rõ ràng là cần thiết (cần có phụ lục hợp đồng) là làm hợp đồng chặt chẽ, chi tiết. Cụ thể trong hợp đồng cần ghi rõ những gì chủ thầu phải làm (như phần bêtông cốt thép, xây trát, điện nước, sơn nước, ốp lát gạch men …), những gì chủ thầu không làm (như lát nền gỗ, lắp cửa sổ, cửa ra vào, gắn máy nước nóng …). Tiến độ tạm ứng tiền theo công việc. Cần có phụ lục hợp đồng ghi rõ thiết bị để thi công (như máy trộn bêtông, ván khuôn, máy móc thi công khác …), Trách nhiệm của nhà thầu khi chất lượng không đạt yêu cầu.
  1. Tuổi thọ công trình

Một công trình muốn có tuổi thọ cao đòi hỏi 3 công đoạn (thiết kế, thi công, giám sát ) để có thể thực hiện công việc của mình với chất lượng cao.
Đây là 1 yêu cầu rất khó đạt được trong các công trình xây dựng nhà tư nhân nhất là với các nhà thầu là cá thể. Phần đông chủ nhà không quan tâm nhiều đến chất lượng thi công phần kết cấu, do vậy các công trình thường có tuổi thọ thấp, chỉ sử dụng từ 10 đến 30 năm đã phải đập bỏ hoặc sửa chữa lớn. Trong khi đó những công trình làm phần kết cấu tốt có thể sử dụng từ 70 đến 100 năm.
a)Nguyên nhân

  • Chủ nhà không biết do vậy không quan tâm đến tuổi thọ công trình.
  • Chủ nhà tự giám sát chất lượng thi công trong khi chưa biết nhiều về kiến thức công trình .
  • Chủ nhà chọn nhà thầu chủ yếu dựa vào cái đẹp bên ngoài mà không biết và không căn cứ vào chất lượng thi công phần kết cấu.
  • Thép gỉ mức độ nặng nhưng vẫn tiến hành đổ bêtông.
  • Lớp bảo vệ bêtông mỏng hoặc không có lớp bêtông bảo vệ cốt thép.

Chất lượng thi công kém, không có lớp bêtông bảo vệ bao bọc cây thép tại chân cột (phần chôn ngầm dưới đất), cây thép sẽ bị ăn mòn và đứt trong thời gian ngắn gây mất an toàn cho công trình

Chống nồm – Hút bể phốt

Nồm là hiện tượng không khí ngưng tụ thành nước trên bề mặt, thường xuất hiện khoảng tháng 2-3 hàng năm tại miền Bắc. Ngoài những tác động đến sinh hoạt đời sống, gây ẩm mốc, thì Nồm còn ảnh hưởng đến độ bền chắc, chất lượng công trình. Thường thì nồm từ dưới đất “chui” lên, cho nên đối với những ngôi nhà không được xử lý, chắc chắn sẽ bị dính nồm.
Có rất nhiều cách chống nồm như lót xỉ than, than hoạt tính, đổ bê tông…, nhưng bài viết này mình chỉ xin giới thiệu cách chống nồm đơn giản nhất, rẻ tiền nhất là dùng nilon. Chỉ cần làm 2 bước sau sẽ hạn chế được nồm:
B1: Sau khi đào móng, chôn cọc hãy trải 1 lớp nilon dầy lên toàn bộ nền nhà
B2: Trước khi đàm nền hãy trải tiếp 1 lớp nilon lên bề mặt rồi hãy đổ cát, cán nền, lát nền.
Đơn giản 2 bước vậy thôi, nhưng đi bao nhiêu công trình rồi mà không thấy ai làm, vì đa số ít người biết vụ này, kể cả thợ xây kỳ cựu. Hơi ẩm, nước ngấm vào bể nước ăn, gây mất vệ sinh cho bể ngầm, ảnh hưởng sức khỏe. Tương tự như trên, chỉ việc bọc lớp nilon ngoài thành bể là xong thôi. Nếu mặt bằng xây dựng khoảng 50m2 thì hết có 500k. Khi xây móng cũng vậy, hãy cho nó 1 lớp nilong phía bên ngoài.

Chống nồm công nghệ Pháp:

Khi làm nền, chúng ta đắp cát hoặc đất đến cốt – 0.30, rải tiếp tục là lớp xỉ than, hoặc than hoạt tính: 15- 20 cm, trên cùng là lớp cát đen hoặc bê tông rồi lát bằng gạch lát bình thường.
Để chống lại ẩm ướt, có thể có nhiều giải pháp khác nhưng theo tôi, có thể áp dụng giải pháp khá đơn giản mà ai cũng có thể làm được: Đó là thiết kế nền nhà bằng vật liệu truyền nhiệt tốt chứ không phải vật liệu cách nhiệt tốt.

Thông hút bể phốt:

Nhiều nhà sau vài năm sử dụng thì bể phốt đầy, tắc ứ. Nhưng khi muốn thông hút thì khó khăn, có lúc phải cậy bệt xí tầng 1 lên, làm nứt vỡ cả nền gạch, vỡ cả bệt, thậm chí có nhà phải đục nền nhà, đục nắp bể phốt lên thì mới có thể thông hút được. Vậy tại sao không làm sẵn 1 đầu chờ rồi giấu nó ở gầm cầu thang hoặc chỗ nào kín, khi cần thì chỉ việc cắm đầu hút vào là xong. Mới xây mà không làm thì sau này sẽ thành vấn đề lớn, rất khổ, nhất là nhà có đông người.
Cụ nào đang xây nhà mà xác định ở lâu dài nên chú ý điều này.

Cầu thang:

Cầu thang trong nhà đóng vai trò quan trọng, không chỉ là mỹ thuật, không khí, ánh sáng mà nó giúp cho việc liên kết giữa các tầng được thuận lợi, bê kê đồ đạc cũng tiện hơn. Theo mình, cho dù nhà nhỏ thì cũng không nên làm cầu thang nhỏ quá, ít nhất chiều ngang cũng phải 80cm.

Có nhiều kiểu thang nhưng mình chỉ chia làm 2 loại là thang vuông và thang cong. Tất cả các loại thang uốn lượn mình đều gọi là thang cong hết. Thang vuông dễ làm hơn và tiết kiệm chi phí hơn thang cong, nhất là khâu tay vịn, hoàn thiện…

Thang tầng 1 là thang chịu lực chung cho cả các tầng trên nên cần phải gia cố thật chắc chắn từ dưới chân thang (móng). Đúng nguyên tắc là khi ghép sắt thang, thợ phải đâm sắt vào tường để tường gánh phần lực, nhưng ngày nay đã số thợ đều lười, cho nên chỉ có đặt vào cạnh tường chứ không hề đâm sắt vào. Điều này khiến cho độ cứng, chắc chắn của thang chủ yếu phụ thuộc vào chân thang và cái dầm thang con con ở trên, thế nên nếu nhà nào không làm dầm cẩn thận thì rất nguy hiểm.

Nhiều bạn cứ loay hoat về số bậc thang trong nhà làm thế nào để ra số lẻ. Xem thầy rồi cũng chỉ cho ra kết quả chung thôi:
– Nếu nhà bạn là nhà 5 tầng, số bậc thang tầng 2, tầng 4 có thể là số chẵn, miễn sao khi đếm các bậc từ tầng 1 lên nó là số lẻ là được. Tương tự với nhà 3 tầng có 2 làn thang, số bậc thang từ tầng 2 lên tầng 3 có thể là số chẵn, 16 hoặc 18.
– Chiều cao từ sàn đến trần sẽ quyết định chiều cao bậc thang. Chiều dài thang (đo ở phần giữa thang) quyết định độ nông sâu bậc thang. Giả sử chiều cao từ sàn lên trần là 3,3m và chiều dài cầu thang là 4m, nếu dự kiến 17 bậc ta sẽ có chiều cao bậc là 19,4 (hơi cao) và chiều sâu bậc là 23,5cm. Đương nhiên với điều kiện thang đổ bình thường, không bị lỗi.

 

Các tin bài liên quan