Chống thấm trần nhà như thế nào cho hiệu quả và lâu dài?

Chống thấm là bước quan trọng cần thiết phải có của một ngôi nhà và một trong số đó là chống thấm trần nhà. Nếu không được chống thấm cẩn thận, trần nhà rất dễ bị thấm dột. Điều này có thể đến từ nhiều nguyên nhân như rò rỉ đường ống nước, thấm từ mái nhà, thi công sàn không đảm bảo… Vậy nên phải làm thế nào khi phát hiện ra trần nhà bị thấm dột, cách nào có hiệu quả nhất và giữ được lâu nhất? Cùng Mạnh Toàn Incosi tìm hiểu những phương pháp chống thấm hiệu quả cho trần nhà trong bài viết hôm nay.

Chống thấm trần nhà như thế nào cho hiệu quả và lâu dài?

1. Nguyên nhân gây thấm dột trần nhà

Hệ thống chống thấm trần bị hỏng

Khi lớp chống thấm bị hư hỏng, trần nhà sẽ từ từ bị thấm dột. Tình trạng này thường diễn ra đột xuất, nước nhỏ giọt xuống chậm chính là dấu hiệu lớp chống thấm cần được nâng cấp, sửa chữa. Ngoài ra xuất hiện những khu vực không thường xuyên bị rò rỉ cũng là dấu hiệu của nguyên nhân này.

Đường ống nước bị rò rỉ

Đường ống nước cũng là một trong những nơi tiềm ẩn nguy cơ gây thấm dột. Khi đường ống nước bị rò rỉ, nước sẽ theo vết nứt thấm vào trần, tường, lâu ngày gây nên tình trạng thấm dột. Nếu trần nhà bị thấm dột cho nguyên nhân này tỷ lệ rò rỉ cũng thường khá ổn định.

Thấm dột tư mái nhà

Nguyên nhân gây thấm dột này thường xảy ra sau những trận mưa khi mái nhà thi công không đảm bảo. Vấn đề này rất khó để khắc phục tận gốc rễ. Muốn có đánh giá chuẩn xác nhất bạn cần phải thường xuyên bảo dưỡng mái nhà hoặc thuê đội thợ chuyên nghiệp đến kiểm tra.

2. Tác hại của việc trần nhà bị thấm dột

Thấm dột có tác động vô cùng lớn tới ngôi nhà. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới sinh hoạt, thời gian lâu dài sẽ ảnh hưởng tới kết cấu nhà. Ngôi nhà thường xuyên bị thấm dột ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức khoẻ của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Vào mùa mưa, khi lượng mưa lớn và nhiều, nhà bị thấm dột gây rất nhiều khó khăn trong quá trình sinh sống. Do đó gia chủ nên có những biện pháp phòng chống ngay từ khi thi công hoặc có biện pháp khắc phục sớm khi phát hiện ra dấu hiệu thấm dột.

3. Dấu hiệu trần nhà bị thấm dột

– Trần nhà bị ngả màu, ố vàng, có vết lõm, hiện lên các vết nước thấm vào trần. Đây là những dấu hiệu ban đầu của thấm dột trần nhà. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục tận gốc trước khi thấm dột trở nên nghiêm trọng hơn.

– Trần có các vết nứt, sơn bị sủi bọt, bong tróc. Mức độ thấm dột đang dần rõ ràng, bạn cần phải xem xét đánh giá và đưa ra phương án giải quyết nhanh chóng.

– Trần bị rỉ nước, nước chảy nhỏ giọt xuống sàn nhà và đồ vật. Lúc này tình trạng thấm dột đã ở mức nghiêm trọng, cần phải tiến hành chống thấm ngay trước khi có thiệt hại lớn hơn xảy ra.

Chống thấm trần nhà như thế nào cho hiệu quả và lâu dài?

4. Những phương pháp chống thấm trần nhà phổ biến

Chống thấm trần nhà trong quá trình xây dựng

Chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm

Đây là phương pháp khá phổ biến được sử dụng rất nhiều. Cách này giúp tăng khả năng chống thấm cho trần nhà, còn giúp tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà. Hiện nay trên thi trường có rất nhiều loại sơn chống thấm với chi phí khác nhau. Gia chủ có thể tìm hiểu để lựa chọn loại sơn phù hợp với yêu cầu của mình. Hơn nữa những loại sơn này có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ cửa hàng bán sơn nào. Bạn sẽ không cần mất thời gian đi tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu.

Tuy nhiên khả năng chống thấm của phương pháp này không cao, độ bền không quá lâu. Yêu cầu gia chủ phải thường xuyên kiểm tra trong quá trình sử dụng để có những phương án khắc phục kịp thời.

Chống thấm trần nhà bằng phương pháp khò nóng

Phương pháp này sẽ sử dụng màng khò nóng để loại bỏ và ngăn chặn các vết ẩm mốc trên trần. Loại màng này có khả năng chịu nhiệt tương đối tốt, có thể chống thấm và ngăn chặn được tia UV. Màng khò nóng có độ bền cao, chống thấm được trong thời gian dài. Tuy nhiên chúng lại không dễ thi công, loại phương pháp này đòi hỏi người làm giàu kinh nghiệm, tay nhghề cao và cẩn thận.

Chống thấm trần nhà bằng phương pháp khò nóng Phương pháp này sẽ sử dụng màng khò nóng để loại bỏ và ngăn chặn các vết ẩm mốc trên trần. Loại màng này có khả năng chịu nhiệt tương đối tốt, có thể chống thấm và ngăn chặn được tia UV. Màng khò nóng có độ bền cao, chống thấm được trong thời gian dài. Tuy nhiên chúng lại không dễ thi công, loại phương pháp này đòi hỏi người làm giàu kinh nghiệm, tay nhghề cao và cẩn thận.

Chống thấm trần nhà bằng phương pháp màng chống thấm tự dính

Màng chống thấm tự dính giống như tên gọi, chúng vừa có khả nằng tự dính vào trần, tường, vừa có khả năng chống thấm. Loại vật liệu này chịu được nhiệt độ cao, phù hợp với kiểu thời tiết nắng nóng ở nước ta.

Chống thấm bằng phường pháp sử dụng chất phụ gia

Phụ gia chống thấm thường được trộn thằng vào hỗn hợp bê tông trong quá trình thi công trần. Chúng sẽ tạo ra một hỗn hợp có khả năng kết dính vô cùng tốt, có độ mềm dẻo rất linh hoạt. Điều này sẽ hạn chế các vết nứt trên bề mặt trần, tạo cơ hội thấm đột, từ đó có khẳ năng chống thấm, ngăn ngừa dột.

Chống thấm trần nhà bằng phương pháp sử dụng nhựa đường

Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng những tấm nhựa đường theo tiêu chuẩn dán lên trần nhà. Khi dán những tấm nhựa đường cần phải lưu ý đến quy cách dán để đảm bảo lớp nhựa đường liền mạch, giúp phát huy khả năng chống thấm tốt nhất. Trước khi dán cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt trần nhà nhằm loại bỏ các bụi bẩn, dị vật. Thông thường quy cách dán tấm nhựa đường như sau: Dán chồng lên nhau 10cm đối với mặt liền kề, dán chồng 15cm đối với vạt cuối, dán vào tường 15cm với phần giao với tường.

Chống thấm trần nhà như thế nào cho hiệu quả và lâu dài?

Chống thấm trần nhà bằng phương pháp Sika

Sika là một loại vật liệu dùng để chống thấm. Loại vật liệu này dùng được cho nhiều loại mái khác nhau, cũng dùng cho nhiều vị trí, công trình khác nhau. Sika có độ bền tốt, tuổi thọ cao, giá thành tương đối thấp, thi công đơn giản khiến chúng được khá nhiều gia chủ lựa chọn.

Chống thấm trần nhà trong quá trình ở

Chống thấm trần nhà bằng phương pháp chống thấm thuận

Phương pháp này là tìm tận gốc nguồn nước gây thấm dột để xử lý triệt để, chống thấm theo chiều của dòng nước. Tuỳ vào mức độ thấm dột mà sử dụng những loại vật liệu khác nhau để chống và ngăn chặn thấm dột. Thông thường, các vật liệu này sẽ là sự kết hợp của các hoá chất tinh thể thẩm thấu gốc nước, lưới sợi thuỷ tinh đi kèm với nó là các chất phụ gia…

Chống thấm trần nhà bằng phương pháp chống thấm ngược

Phương pháp này sử dụng các vật liệu chống thấm để chống thấm ngược lại dòng chảy của nước. Do đó yêu cầu phải là loại vật liệu có khả năng liên kết tốt, độ bám dính chắc chăn, tốc độ thấm nhanh. Các vật liệu chống thấm sẽ được bơm thẳng vào trong trần qua các vết nứt nhằm ngăn chặn nước thấm vào trần qua các khe hở.

Chống thấm trần nhà bằng phương pháp khò nóng Phương pháp này sẽ sử dụng màng khò nóng để loại bỏ và ngăn chặn các vết ẩm mốc trên trần. Loại màng này có khả năng chịu nhiệt tương đối tốt, có thể chống thấm và ngăn chặn được tia UV. Màng khò nóng có độ bền cao, chống thấm được trong thời gian dài. Tuy nhiên chúng lại không dễ thi công, loại phương pháp này đòi hỏi người làm giàu kinh nghiệm, tay nhghề cao và cẩn thận.

Chống thấm trần nhà bằng phương pháp sử dụng keo chống thấm

Keo chống thấm cũng là một phương pháp chống thấm phổ biến, thường được sử dụng. Loại keo này bạn có thể tìm thấy được ở nhiều cửa hàng với nhiều xuất xứ khác nhau. Chúng có giá cả phải chăng và khả năng chấm thấm tương đối tốt. Trước khi sử dụng keo bạn nên làm sạch bề mặt trần, loại bỏ bụi bẩn và dị vật để keo bám tốt hơn.

 

Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế và thi công nhà ở, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MẠNH TOÀN (INCOSI)

Trụ sở: Số 21B4 Lô 6B Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tel: 0225 3.558.666

Mail: incosi@manhtoan.com.vn

Facebook: Mạnh Toàn Incosi

Các tin bài liên quan