Giấy phép xây dựng tạm là gì và những điều cần lưu ý

Trước khi bắt tay vào thi công, chủ nhà cần tìm hiểu kĩ về các giấy phép, hồ sơ cần có. Một trong số đó là giấy phép xây dựng tạm.

Tùy thuộc vào từng khu vực, chính quyền sẽ cấp giấy phép xây dựng chính thức hoặc xây dựng tạm. Một số người vì nóng vội nên đã nhắm mắt làm liều, xây dựng trước rồi xin phép sau.

Một vài ngày sau, công trình bị thanh tra và yêu cầu tháo dỡ hoàn toàn vì xây dựng trái phép. Bạn còn bất ngờ hơn khi phát hiện khu vực xây dựng nhà của mình dính vào diện quy hoạch. Bạn hoang mang không biết liệu mình có được phép xây dựng trên phần khu vực này không?

Để tránh xảy ra trường hợp rắc rối liên quan pháp lí như trên, hãy cùng Mạnh Toàn Incosi tìm hiểu chi tiết về giấy phép xây dựng tạm và một số điều cần lưu ý.

Giấy phép xây dựng tạm là gì?

Hiện nay, các cơ quan chính quyền quy hoạch nhiều khu vực để phục vụ cho việc xây dựng khu đô thị mới. Điều này khiến một số hộ dân ở khu vực thuộc diện quy hoạch lo lắng. Vì họ không được cấp giấy phép xây dựng chính thức mà chỉ có giấy phép xây dựng tạm.

Giấy phép xây dựng tạm là giấy phép xây dựng cho những công trình nhà ở được sử dụng trong khoảng thời gian nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch. Sau thời gian đó, khu vực đất đó sẽ thuộc về chính quyền quản lí, sử dụng, sở hữu.

Giấy phép xây dựng tạm là gì?

Khi nào cần có giấy phép xây dựng tạm?

Theo luật quy định, khi chính quyền chưa có quyết định thu hồi đất thuộc diện quy hoạch thì chủ nhà được phép sử dụng, xây nhà. Chủ dự án có thể xây thêm nhà ở, công trình mới trên khu vực đất chưa có quyết định thu hồi để quy hoạch.

Tuy nhiên, chủ dự án chỉ có thể xin giấy phép xây dựng tạm có thời hạn. Khi đến hạn trong giấy phép, chủ nhà phải tự tháo dỡ toàn bộ công trình mà không được bồi thường từ cơ quan chính quyền.

Nếu chủ dự án tự ý xây dựng mà không xin phép chính quyền thì dự án sẽ bị yêu cầu tháo dỡ vì xây dựng trái phép.

Vì vậy, trước khi xây dựng, chủ dự án cần tìm hiểu đất dự án thuộc loại nào, cần giấy tờ nào. Điều này giúp hạn chế rủi ro pháp lí trong tương lai.

Nếu đất của dự án thuộc những diện sau thì cần xin giấy phép xây dựng tạm thời:

  • Diện tích đất thuộc khu vực quy hoạch của Nhà nước để xây dự án công cộng, khu đô thị mới, đất hỗn hợp, mở đường, mở hẻm…
  • Diện tích đất thuộc diện thu hồi của Nhà nước.
  • Diện tích đất xảy ra tranh chấp, chưa giải quyết.

Khi nào cần có giấy phép xây dựng tạm?

Điều kiện của giấy phép xây dựng tạm?

Theo điều 94 của Luật xây dựng, khu vực đất được cấp giấy phép xây dựng tạm cần đạt đủ những điều kiện sau:

  • Công trình thuộc diện quy hoạch phân khu xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện.
  • Phù hợp với quy mô công trình do UBND tỉnh quy định cho từng khu vực.
  • Thời gian tồn tại của công trình theo kế hoạch quy hoạch được cơ quan phê duyệt.
  • Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn trong giấy phép xây dựng tạm. Trong trường hợp, chủ công trình không tự phá dỡ thì cơ quan chính quyền sẽ sử dụng biện pháp cưỡng chế phá dỡ. Mọi chi phí phá dỡ đều do bên chủ đầu tư phải chịu.

Nếu hết thời hạn mà kế hoạch thực hiện quy hoạch chưa được triển khai đúng như dự kiến, cơ quan chính quyền sẽ phải thông báo đến chủ đầu tư về sự điều chỉnh. Ngoài ra, giấy phép xây dựng tạm cũng được gia hạn thêm thời gian cho đến khi kế hoạch thực hiện quy hoạch được triển khai.

Điều kiện của giấy phép xây dựng tạm?

Quy trình xin giấy phép xây dựng tạm?

Nếu không am hiểu nhiều về luật, chủ dự án sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng không biết nên xin như thế nào. Quy trình xin giấy phép xây dựng tạm gồm những bước sau:

Bước 1: Khảo sát công trình và chuẩn bị bộ hồ sơ xin giấy phép xây dựng tạm bao gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm thời.

Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của chủ đầu tư.

Bản sau hai bộ bản vẽ thiết kế thi công hoặc thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.

Đơn cam kết tháo dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch.

Bước 2: Tính từ ngày nhận hồ sơ, trong vòng 10 ngày, UBND tổ chức thẩm định và kiểm tra thực địa. Nếu có thiếu sót trong hồ sơ, UBND sẽ thông báo đến chủ đầu tư, yêu cầu bổ sung hồ sơ, chỉnh sửa tài liệu đúng quy định.

Bước 3: UBND huyện thẩm định đối chiếu hồ sơ với quy định hiện hành và gửi văn bản lấy ý kiến từ các cơ quan chức năng Nhà nước về nội dung thuộc chức năng quản lí.

Bước 4: Nếu hồ sơ đạt đủ điều kiện cho phép, cơ quan chức năng đồng ý cấp phép thì UBND huyện sẽ cấp giấy phép xây dựng tạm thời cho chủ đầu tư.

Bước 5: Cuối cùng, chủ đầu tư sẽ nhận kết quả giấy phép xây dựng tạm thời tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng. Khi đó, chủ đầu tư có quyền xây dựng công trình, nhà ở trong thời hạn nhất định trước khi kế hoạch thực hiện quy hoạch triển khai.

Giấy phép xây dựng tạm chỉ cho phép xây dựng tối đa 3 tầng. Do vậy, chủ đầu tư không được phép xây dựng quá 3 tầng và sẽ không được hoàn công ra sổ hồng dù trong bất kì trường hợp nào.

Các tin bài liên quan