Nhà mái bằng là gì? Những lưu ý khi thiết kế và thi công nhà mái bằng

Mái nhà là phần rất quan trọng đối với nhà ở, chúng không chỉ che nắng, che mưa mà còn trở thành điểm nhấn thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Vì thế mà rất nhiều kiểu mái ra đời, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của gia chủ. Nhà mái bằng là một trong số đó. Với những đặc điểm riêng, kết cấu riêng, nhà mái bằng thể hiện những ưu điểm vượt trội trong kiến trúc hiện đại. Hãy cùng Mạnh Toàn Incosi tìm hiểu kỹ hơn về kiểu mái phổ biến nhất hiện nay nhé.

Nhà mái bằng là gì? Những lưu ý khi thiết kế và thi công nhà mái bằng

1. Nhà mái bằng là gì? Kết cấu của nhà mái bằng

Nhà mái bằng là gì?

Nhà mái bằng giống như tên gọi, là kiểu nhà có phần mái khá bằng phẳng, được xây dựng bằng hình thức đổ bê tông. Loại mái này thường được sử dụng nhiều ở kiểu nhà phố, nhà ống hiện nay. Chúng giúp cho ngôi nhà trở nên hiện đại, cao cấp hơn mà không bị lỗi thời.

Loại mái này có thể sử dụng cho nhà cao tầng, thấp tầng hoặc chỉ có 1 tầng. Khả năng ứng dụng của loại mái này cũng khá đa dạng, phù hợp với nhiều kiểu nhà và công năng khác nhau.

Kết cấu của nhà mái bằng

Thông thường nhà mái bằng có kết cấu bốn lớp: lớp chịu lực, lớp tạo dốc, lớp chống thấm và lớp cách nhiệt.

– Lớp chịu lực: Đây được xem như lớp nền, là lớp rất quan trọng cho nhà mái bằng do chúng chống chịu lực cho toàn bộ ngôi nhà, có khả năng chống thấm và thoát nước tốt. Thông thường lớp này được làm bằng bê tông, cốt thép nguyên khối. Cũng có một số trường hợp ghép các miếng bê tông nhỏ thành một khối lớn.

– Lớp tạo dốc: Lớp này có độ dốc nhẹ, có tác dụng thoát nước, chống thấm cho mái tốt hơn. Ngoài ra lớp này cũng có tác dụng cách nhiệt, giảm nóng, khiến phần mái mát hơn.

– Lớp chống thấm: Đây cũng là một lớp khá quan trọng cho bất kì kiểu mái nào. Khả năng chống thấm càng tốt càng khiến ngôi nhà của bạn ổn định lâu dài, ít sửa chữa, tiết kiệm chi phí. Thông thường lớp chống thấm có độ dày từ 30 – 50 cm. Độ dày như vậy sẽ giúp phần mái chống chịu được nước mưa dội thẳng xuống. Ngoài ra với độ dày như vậy, cũng giúp tăng phần cứng cáp, chắc chắn, kiên cố cho mái.

– Lớp cách nhiệt: Giống như tên gọi, lớp cách nhiệt có vai trò chống nắng, chống nóng, làm mát cho phần trong mái. Nó cũng có tác dụng bảo vệ các lớp ở bên trên khỏi nhiệt độ của thời tiết.

Kết cấu mái bằng

2. Những kiểu nhà nào nên sử dụng mái bằng

– Nhà phố, nhà ống, nhà có mặt tiền nhỏ, cao tầng, nhà trong ngõ nhỏ là những kiểu nhà phù hợp với mái bằng nhất. Do kiểu dáng mái đơn giản, gọn gàng và hệ số không lớn nên sẽ không ảnh hướng đến các công trình xung quanh.

– Những nơi thường chịu tác động bởi thiên tai như giông, bão cũng thích hợp xây dựng mái bằng. Loại mái bằng có tính chất kiên cố, chắc chắn hơn nhà mái tôn nên sẽ giảm thiểu nguy cơ bị tốc mái.

– Những gia đình muốn xây dựng sân thượng cũng phù hợp với mái bằng. Phần mái có sự bằng phẳng nên có thể tận dụng làm sân vườn, sân phơi…

– Những biệt thự có thiết kế hiện đại, nguyên khối, vuông vức nên lựa chọn mái bằng để thi công nhằm phù hợp thẩm mỹ, mang đến vẻ đẹp độc đáo, mới lạ.  

3. Ưu điểm và nhược điểm của nhà mái bằng

Ưu điểm

– Nhà mái bằng có chi phi thiết kế tương đối thấp, phù hợp cho các gia chủ có mức chi không lớn.

– Mái bằng có vẻ đẹp đơn giản, trẻ trung, phù hợp với các thiết kế nhà hiện đại.

– Mái bằng được làm từ bê tông cốt thép nguyên khối nên khả năng chống chịu lực tác động từ bên ngoài rất tốt, độ bền cao. Chúng cũng có khả năng chịu được hầu hết mọi tác động của thời tiết.

– Không như mái tôn hay mái ngói, mái bằng có kết cấu liền mạch, chắc chắn, được kếu cấu bằng nhiều lớp nên khả năng thoát nước tốt, chống thấm dột hiệu quả.

– Khả năng chống cháy cao do chúng được làm bằng những vật liệu chống cháy tốt.

– Phần mái bằng có thể được sử dụng làm sân vườn, sân chơi, sân phơi đồ…

Nhược điểm

– Gây nóng bức vào mùa hè. Do có kết cấu kiên cố nên mái bằng không có sự thông gió khiến cho căn nhà trở nên nóng hơn, đặc biệt vào mùa hè.

– Mái bằng có trọng lượng khá nặng sẽ tạo áp lực lớn lên nền móng, yêu cầu nền móng phải được xây dựng chắc chắn, kiên cố để chống chịu được sức nặng của phần mái.

– Khi bị thấm nước sẽ tạo ra các vết loang trên bề mặt tường, gây mất thẩm mỹ. Hơn nữa khi mái bằng bị thấm dột cũng khá khó sửa chữa, tốn nhiều chi phí để khắc phục.

– Do hình dáng mà nhà mái bằng thường xuyên là nơi lưu lại của các loại rác và bụi bẩn, gia chủ cần thường xuyên vệ sinh, làm sạch.

Ưu và nhược điểm của mái bằng

4. Những lưu ý khi thiết kế nhà mái bằng

Lựa chọn thiết kế mặt tiền phù hợp

Để sử dụng mái bằng, gia chủ nên lựa chọn thiết kế mặt tiền phù hợp để mang đến cho ngôi nhà của bạn một diện mạo ấn tượng và thẩm mỹ. Với mái bằng, mặt tiền nên chọn phong cách thiết kế đơn giản, hiện đại, trẻ trung, tối giản, hạn chế những chi tiết cầu kì và tập trung vào công năng.

Lựa chọn màu sắc phù hợp

Kiến trúc nhà mái bằng nên sử dụng những màu sơn sáng, trung tính như trắng, xám, be, vàng kem… Những màu sắc nhẹ nhàng, đơn giản sẽ mang đến cho ngôi nhà cảm giác dễ chịu, thoải mái và thoáng mát hơn những màu sắc sặc sỡ, nổi bật.

Lựa chọn nội thất phù hợp

Nội thất đơn giản, hiện đại nên là ưu tiên hàng đầu. Kiểu nội thất này sẽ mang đến cảm giác thông thoáng, rộng rãi cho không gian. Gia chủ nên hạn chế sử dụng những đồ nội thất cầu kì, rườm rà, quá khổ vì chúng sẽ mang đến cảm giác chật chội, bí bách. Bên cạnh đó thiết kế nhiều cửa kính cũng giúp ánh sáng tự nhiên vào trong nhà dễ hơn, không khí cũng được lưu thông tốt hơn.

Lựa chọn mặt tiền và nội thất phù hợp

5. Những lưu ý khi thi công nhà mái bằng

– Kiểm tra cốp pha sàn mái: Cốp pha dùng để thi công mái bằng cần đúng yêu cầu kĩ thuật để đảm bảo quá trình xây dựng và ghép nối trùng khớp, không tạo ra khe hở. Bên cạnh đó cần phải kiểm tra độ võng ở các vị trí khác nhau nhằm đảm bảo độ dốc và bằng phẳng của mái đúng yêu cầu kĩ thuật.

– Cần tuân thủ đúng quy trình đổ bê tông mái để đảm bảo tính liên kết của bê tông. Cũng cần chú ý đến thời tiết do chúng cũng ảnh hưởng đến tốc độ se lại của bê tông.

– Vì mái nhà chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường tự nhiên nên khâu chống thấm cần phải được hoàn thiện thật tốt. Một số công trình dân dụng, gia chủ có thể lợp thêm một lớp ngói trên phần mái bằng để khả năng chống thấm, cách nhiệt được phát huy tốt nhất.

Thi công cần đảm bảo đúng quy trình và kỹ thuật

6. Đơn vị thi công nhà mái bằng

Lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công nhà mái bằng là một quá trình quan trọng. Với nhiều yêu cầu cả về kỹ thuật và hình thức, muốn thi công loại mái này một cách hoàn hảo cần có tay nghề và nhiều năm kinh nghiệm. Do đó một đơn vị đã hoàn thiện nhiều công trình, có nhiều kiến trúc sư dày dạn kinh nghiệm với chuyên môn cao nên là lựa chọn hàng đầu.

Tại Mạnh Toàn Incosi, chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế và thi công nhà mái bằng. Cùng với đội ngũ kiến trúc sư sở hữu chuyên môn kỹ thuật cao, chúng tôi tự tin mình là một trong những đơn vị hàng đầu về thiết kế thi công nhà mái bằng.

 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MẠNH TOÀN (INCOSI)

Trụ sở: Số 21B4 Lô 6B Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tel: 0225 3.558.666

Mail: incosi@manhtoan.com.vn

Facebook: Mạnh Toàn Incosi

Các tin bài liên quan