Những phương án thiết kế thang máy cho nhà phố tiết kiệm diện tích

Nhà phố là loại hình nhà ở phổ biến tại nước ta. Kiểu nhà này thường hẹp ngang, rộng sâu và có nhiều tầng. Do đó vấn đề di chuyển giữa các tầng luôn là điều các gia chủ quan tâm. Di chuyển thuận tiện, dễ dàng sẽ giúp cuộc sống sinh hoạt của gia đình thoải mái hơn. Một trong những giải pháp hỗ trợ cho việc này là thiết kế thêm hệ thống thang máy cùng cầu thang bộ.

Những phương án thiết kế thang máy cho nhà phố tiết kiệm diện tích

1. Đặc điểm của nhà phố

Được xây dựng liền sát nhau, những căn nhà phố hiện nay thường bị giới hạn diện tích và có hình dáng mặt bằng tương đối giống nhau. Chủ yếu đều là dạng hình chữ nhật hoặc gần chữ nhật với mặt tiền hẹp, chỉ từ 3-5m, và chiều sâu rộng hơn hẳn, dao động khoảng từ 10-20m. Những căn nhà phố này thường được xây tối thiểu từ 2 tầng trở lên, tối đa có khi lên đến 7, 8 tầng. Nơi đây phục vụ cuộc sống sinh hoạt gia đình, càng nhiều tầng thì số lượng người sinh sống càng lớn.

Với những căn nhà có nhiều tầng cao như vậy, vấn đề di chuyển thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng cần phải được đảm bảo. Nhưng nếu chỉ có duy nhất hệ thống thang bộ thì không đủ hỗ trợ việc di chuyển cho cả gia đình. Giải pháp chính là thiết kế thêm hệ thống thang máy để việc di chuyển nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức hơn.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, nhà phố lại bị hạn chế về diện tích, thiết kế thêm hệ thống thang máy sẽ làm giảm diện tích không gian sinh hoạt. Cùng với đó lắp đặt thang máy trong không gian nhỏ cũng có nhiều khó khăn. Khi đã lắp đặt xong thì việc cải tạo thang máy không những gây tốn kém mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc của căn nhà.

2. Lợi ích khi thiết kế thang máy nhà phố

Di chuyển thuận tiện và an toàn

Việc leo lên các tầng cao trong nhà phố gây mất rất nhiều sức, đặc biệt đối với trẻ con và người già. Thiết kế thêm hệ thống thang máy sẽ hỗ trợ việc đi lại dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và công sức, có thể giúp tối đa công năng sử dụng ở các tầng cao.

Việc lên xuống cầu thang bộ cao tầng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như té ngã, trượt chân… Do đó lắp đặt thêm hệ thống thang máy cũng là cách đảm bảo an toàn trong quá trình sinh hoạt.

Nâng giá trị ngôi nhà

Hệ thống thang máy không chỉ dùng để di chuyển mà còn giúp ngôi nhà trở nên hiện đại, đắt đỏ hơn. Thang máy được thiết kế đẹp mắt cũng giúp ngôi nhà thêm sang trọng, ấn tượng.

Những phương án thiết kế thang máy cho nhà phố tiết kiệm diện tích

3. Các phương án thiết kế thang máy nhà phố hiệu quả

Thang máy sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình. Lắp đặt hệ thống thang máy cũng không gây ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà. Song gia chủ nên lựa chọn cách bố trí thang máy cho phù hợp để tránh phải sửa chữa, cải tạo gây tốn kém.

Hiện nay có 3 cách thiết kế thang máy cơ bản:

– Thiết kế thang bộ ôm lấy thang máy

– Thiết kế thang máy bên cạnh thang bộ

– Thiết kế thang máy đối diện thang bộ

3.1. Thiết kế thang bộ ôm lấy thang máy

Cầu thang bộ ôm lấy thang máy là lựa chọn phù hợp cho những căn nhà phố xây dựng sẵn. Bố trí như vậy không ảnh hưởng đến kết cấu nhà mà còn rất phù hợp với diện tích nhà phố. Khoảng không gian ở giữa vòng xoáy cầu thang bộ có thể làm giếng trời hoặc làm hố chờ. Phù hợp để lắp đặt khi cần thiết.

Ưu điểm:

– Tận dụng dụng khoảng không gian trống, tiết kiệm diện tích.

– Cầu thang bộ ôm lấy thang máy có chiều dài dài hơn nên các bậc thang sẽ thấp hơn, dễ di chuyển hơn.

– Không cần lắp tay vịn cho cầu thang bộ, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công.

Nhược điểm:

– Phải lắp thêm đèn do cầu thang bộ bị thang máy che khuất ánh sáng.

– Tạo cảm giác bịt kín, bí bách, chật chội khi sử dụng thang bộ.

– Không khí khó lưu thông.

3.2. Thiết kế thang máy bên cạnh thang bộ

Cách bố trí này phổ biến ở những nhà phố có mặt tiền hẹp nhưng chiều sâu thì dài, có thể thoải mái sắp xếp các khu vực chức năng theo chiều dọc. Với phương án, 2 hệ thống thang máy và thang bộ sẽ được thiết kế ở giữa nhà nhằm tiện cho việc di chuyển, đồng thời giúp phân chia các khu vực chức năng. Thiết kế như vậy cũng giúp ngôi nhà có sự cân đối và hài hoà.

Ưu điểm:

– Phần giếng trời trong lòng cầu thang bộ được giữ lại giúp không khí lưu thông và lấy được ánh sáng tự nhiên. Từ đó khiến không gian thông thoáng hơn.

– Thiết kế tách biệt hai loại cầu thang di chuyển giúp tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà.

Nhược điểm:

– Tốn nhiều diện tích hơn.

– Độ dốc cầu thang bộ lớn do phải thu hẹp chiều dài, bậc thang cũng cao hơn khiến việc di chuyển trên thang bộ mất sức hơn.

– Những công trình nhà phố cải tạo khó thưc hiện theo phương án này.

3.3. Thiết kế thang máy đối diện cầu thang bộ

Để có thể bố trí thang máy đối diện thang bộ thì nhà phố phải có mặt tiền rộng khoảng 4,5-5m. Khoảng cách giữa hai cầu thang cũng cần được đảm bảo đủ rộng rãi để di chuyển, không ảnh hưởng đến mạch lưu thông.

Ưu điểm:

– Cầu thang bộ thông thoáng và sáng sủa hơn do được tiếp xúc hoàn toàn với không gian sinh hoạt.

– Có khoảng không gian dưới gầm cầu thang để tận dụng làm tủ, kho chứa đồ hoặc trang trí, trồng cây xanh hay thiết kế nhà vệ sinh.

Nhược điểm:

– Tốn nhiều diện tích cho lối đi lại.

– Cầu thang bộ có độ dốc lớn, bậc thang cũng cao hơn.

– Độ rộng của cầu thang bộ bị thu hẹp do đó di chuyển không được thoải mái.

 

Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế nội thất, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MẠNH TOÀN (INCOSI)

Trụ sở: Số 21B4 Lô 6B Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tel: 0225 3.558.666

Mail: incosi@manhtoan.com.vn

Facebook: Mạnh Toàn Incosi

Các tin bài liên quan