Phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất

Trong lĩnh vực thiết kế nội thất có rất nhiều các phong cách khác nhau. Mỗi phong cách lại có đặc trưng riêng phù hợp cho những cá tính khác nhau. Và một trong số đó phải kể đến phong cách công nghiệp. Không quý phái như cổ điển, tinh tế như Scandinavian, phong cách công nghiệp lại nổi bật bởi sự mạnh mẽ và phóng khoáng. Đây là một phong cách rất thích hợp với những người có cá tính mạnh và yêu thích sự độc đáo.

Thiết kế nội thất phong cách industrial

Phong cách công nghiệp là gì?

Phong cách thiết kế công nghiệp hay còn gọi là Industrial Style đại diện cho sự đơn giản, thô sơ. Trong phong cách này, những khuyết điểm thô mộc không bị cố gắng che giấu đi, những chi tiết rườm rà được lược bỏ chỉ để lại những gì thuần túy và cần thiết nhất.

Nguồn gốc của phong cách công nghiệp

Phong cách công nghiệp ra đời ở Châu Âu thế kỷ XX, khi mà cách mạng công nghiệp đang bước vào thời kỳ suy thoái. Các nhà máy, xưởng sản xuất bị bỏ hoang do sự chuyển dịch sản xuất sang các nước thứ ba. Từ đây ý tưởng biến chúng thành các khu dân cư ra đời. Các KTS bắt đầu cải tạo lại các công trình bằng cách tận dụng những trang thiết bị sẵn có để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt. Dần dần tạo nên một không gian hiện đại, độc đáo và mới mẻ. Trải qua nhiều năm, phong cách này ngày càng phát triển và hoàn thiện hợp để phù hợp với nhu cầu của người ở. Nhưng vẫn giữ lại những đặc trưng riêng biệt vốn có của nó.

Những đặc trưng cơ bản của phong cách công nghiệp

Tường

Tường là đặc điểm dễ nhận biết nhất để phân biệt phong cách công nghiệp với các phong cách khác. Những bức tường thô, nguyên gạch, không trát bê tông được làm hoàn toàn có chủ đích chính là dấu ấn của các công xưởng đổ nát khi xưa. Đôi khi là những bức tường gỗ mộc tự nhiên. Chúng nổi bật trong không gian bởi sự mạnh mẽ và độc đáo.

Trần và sàn

Thông thường, những gạch lát nền có hoa văn, họa tiết rất ít được sử dụng. Thay vào đó là chất liệu bê tông, giả bê tông hoặc gỗ, giả gỗ. Các KTS thường kết hợp tường bê tông với sàn gỗ hoặc ngược lại. Sự kết hợp này khiến không gian bớt nhàm chán mà vẫn giữ được nét riêng của phong cách công nghiệp.

Một nhược điểm nho nhỏ trong phong cách này là bạn có khá ít sự lựa chọn cho sàn và trần nhà. Tuy nhiên điều này lại trở thành điểm độc đáo khi mà các dầm, cột được để nguyên mà không có sự che chắn. Bạn có thể dễ dàng thấy được các đường ống kết hợp với hệ thống chiếu sáng. Đây cũng là sự mô phỏng lại hệ thống ống dẫn của các nhà máy trước đây.

thiết kế trần và sàn trong phong cách công nghiệp

Cửa sổ và ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất theo phong cách công nghiệp. Không gian thiết kế theo phong cách này thường tối hơn do sử dụng nhiều màu trầm. Do đó cần phải có hệ thống chiếu sáng tốt. Vì vậy bên cạnh nguồn sáng nhân tạo thì nguồn sáng tự nhiên cũng rất quan trọng. Cửa sổ thường được thiết kế với kích thước lớn. Khung thép để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời.

Không gian

Phong cách công nghiệp có thể tùy biến theo từng không gian khác nhau. Tuy nhiên chúng có một đặc điểm chung là không gian mở tạo ra diện tích rộng mang đến sự thoải mái và thông thoáng.

Đồ nội thất và trang trí

Đồ nội thất phong cách công nghiệp thường có màu đen, xám, nâu đậm. Trong đó các dồ trang trí bằng kim loại thường được sơn đen để tạo ra sự cá tính, khỏe khoắn. Ghế sofa thường được bọc da mang đến vẻ hiện đại. Những đồ trang trí thường bị giới hạn và được tối giản tối đa để tối ưu không gian.

đồ nội thất và trang trí trong phong cách công nghiệp

Cầu thang

Cầu thang trong phong cách công nghiệp thường được dùng để nối gác xép với không gian tầng dưới. Chúng thường làm bằng kim loại và phủ sơn đen với kiểu dáng đơn giản. Mỗi bậc thang đều được làm nhám để tránh trơn trượt trong quá trình di chuyển. Bên cạnh đó, gỗ cũng là chất liệu thường được sử dụng để làm cầu thang trong phong cách này.

Màu sắc

Những màu như trắng, đen, nâu, xám, xanh navy là những màu sắc phổ biến trong phong cách công nghiệp. Bạn có thể thêm ít màu cam để không gian ấm cúng và sống động hơn mà vẫn giữ được đặc trưng riêng. Nên sử dụng màu sắc một cách linh hoạt để khiến không gian trông tự nhiên hơn.

màu sắc trong thiết kế nội thất theo phong cách công nghiệp

>>> Xem thêm: Phong cách Indochine – Sự giao thoa giữa Âu và Á

Ứng dụng trong thiết kế nội thất

Chính sự gần gữi, thân thiện cùng nét đẹp hiện đại, cá tinh nhưng vẫn tinh tế, đơn giản đã giúp phong cách công nghiệp ngày càng được ưa chuộng. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp phong cách này trong các thiết kế nhà ở, văn phòng, nhà hàng, quán cà phê…

Thiết kế nội thất nhà ở

Khi mới hình thành, phong cách công nghiệp được sử dụng chính cho cho thiết kế nhà ở. Chúng có ưu thế ở sự đơn giản, tiện lợi khi sử dụng những vật liệu thô, gần gũi. Hiện nay, trước sự phát triển nhanh chóng, các vật liệu thường được thay thế bằng nguyên vật liệu giả thô với tính ứng dụng cao hơn.

Phòng khách

Phòng khách phong cách công nghiệp thường được thiết kế với không gian rộng, liền với phòng ăn. Không gian được trang trí bằng chất liệu gỗ mang đến cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu và tiện lợi.

Phòng khách phong cách công nghiệp thường được thiết kế với không gian rộng

Phòng bếp

Trên thế giới, phòng bếp được thiết kế theo phong cách công nghiệp khá phổ biến. Tuy nhiên ở Việt Nam, phong cách này không được ưa chuộng cho không gian này. Một phần bởi ở nước ta quan niệm phòng bếp cần có sự riêng tư, kín đáo. Điều này lại đi ngược với đặc trưng không gian mở. Thêm nữa do yếu tố văn hóa nên khi sử dụng phong cách này cho phòng bếp cũng gây ra nhiều bất tiện.

Phòng bếp thiết kế theo phong cách công nghiệp

Phòng ngủ

Phòng ngủ được thiết kế kín và mang nhiều đặc trưng của phong cách công nghiệp. Tường gạch mộc, bê tông mài, gỗ thô với màu sắc được xử lý rất tự nhiên. Những đồ trang trí bằng kim loại sơn đen cũng thường xuất hiện như giá sách, khung cửa sổ. Phòng ngủ thường có thiết kế cửa sổ lớn và dùng rèm để che bớt ánh sáng. Vào ban đêm, hệ thống chiếu sáng trên trần sẽ giúp cung cấp ánh sáng cho toàn không gian sinh hoạt. Tuy nhiên, đồ trang trí trong phòng ngủ cần hạn chế và nên được thêm cây xanh để tốt cho sức khỏe.

Phòng ngủ phong cách công nghiệp thường có thiết kế cửa sổ lớn và dùng rèm để che bớt ánh sáng

Phòng làm việc

Phòng làm việc thường kết hợp trong phòng ngủ nên cả hai thường có phong cách chung. Tuy nhiên cũng có gia chủ muốn thiết kế một không gian làm việc riêng với các phòng chức năng khác. Phong cách công nghiệp mang đến một tác phong công nghiệp, giúp tinh thần làm việc được nâng cao. Đặc trưng trang trí tối giản cũng giúp bạn tập trung làm việc tốt hơn.

Phong cách công nghiệp mang đến một tác phong công nghiệp, giúp tinh thần làm việc được nâng cao

Thiết kế nội thất quán cà phê

Các chủ quán cà phê hiện nay khá yêu thích phong cách công nghiệp. Chúng mang đến một ấn tượng độc đáo và mạnh mẽ nhờ lối trang trí cuốn hút. Việc sửa chữa, thay thế dễ dàng và ít tốn kém cũng là một điểm cộng. Bạn có thể dễ dàng kết hợp phong cách này với các phong cách khác như hiện đại, Eco, Vintage để tạo nên một không gian độc đáo, mang đậm dấu ấn riêng.

Các chủ quán cà phê hiện nay khá yêu thích phong cách công nghiệp

Thiết kế nội thất văn phòng

Phong cách công nghiệp rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất văn phòng. Dù là quy mô lớn hay nhỏ thì phong cách này vẫn mang đến nét độc đáo rất riêng. Do nó rất phù hợp với không gian văn phòng. Chúng mang đến một không khí năng động, chuyên nghiệp và nhanh nhẹn.

Phong cách này có đặc trưng là không gian mở, thông thoáng. Điều này giúp môi trường làm việc thoải mái và gần gũi hơn. Những vật liệu thô mộc cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí xây dựng hơn.

Phong cách công nghiệp có đặc trưng là không gian mở, thông thoáng

Các tin bài liên quan