Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất – Phần 1

Màu sắc có ở khắp mọi nơi. Mỗi ngày chúng ta thấy hàng trăm, hàng triệu sắc thái khác nhau của chúng. Bạn có bao giờ nghĩ rằng màu sắc sẽ ảnh hưởng đến hành vi, tâm trạng và sức khỏe của mình thế nào chưa? Từ xa xưa, con người đã sử dụng hiệu ứng của màu sắc trong y học, chính trị, kiến trúc, thiết kế. Dựa vào tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất, bạn có thể sử dụng để chúng một cách có lợi cho mình.

Khi tiếp xúc với một sản phẩm hay môi trường, tiềm thức của bạn sẽ đưa ra đánh giá chỉ trong vài giây đầu tiên. Ước tính những đánh giá này đến 80% dựa vào màu sắc. Có 52% người mua không quay lại cửa hàng vì thiết kế không phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của họ. Những con số này sẽ khiến các chủ doanh nghiệp phải đau đầu suy nghĩ. Nếu bạn không thích màu sắc ở nơi làm việc hoặc căn nhà của mình, thì đó là một rắc rối lớn. Đó là lý do vì sao việc lựa chọn bảng màu phù hợp là rất quan trọng.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất

Tâm lý học trong thiết kế nội thất

Màu sắc của nội thất có ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí trong căn phòng. Những màu sắc khác nhau sẽ gửi những tín hiệu khác nhau đến não bộ. Vì thế mà chúng có những tác động cụ thể đến thể chất và tinh thần chúng ta. Tuy nhiên, cùng một màu có thể mang đến cả tích cực và tiêu cực. Tất nhiên mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về màu sắc dựa trên kinh nghiệm, trình độ văn hóa và quốc gia. Nhưng về cơ bản, tiềm thức của chúng ta phản ứng với màu sắc luôn giống nhau.

Việc chọn màu sắc cho nội thất cần xem xét tính cách của những người sử dụng cũng như chức năng của căn phòng. Nếu bạn là một người mạnh mẽ, năng động nên chọn một bảng màu nhẹ nhàng. Nếu là một người khép kín, bạn nên tự khuấy động không gian sống bằng một bảng màu sinh động. Việc sử dụng màu sắc tương phản với tính cách sẽ tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống của bạn. Xét về mục đích sử dụng, phòng bếp, phòng khách và phòng ăn thường cần cảm giác ấm áp hơn. Trong khi đó các sắc thái trầm sẽ được ưu tiên cho phòng ngủ và phòng nghỉ.

Màu trắng

Tâm lý học trong thiết kế nội thất

Màu trắng là màu của sự tinh khiết, ngây thơ, tươi mát và nhẹ nhàng. Nó khiến căn phòng trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn. Do đó nếu căn nhà của bạn bị hạn chế về diện tích thì màu trắng là lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng màu này. Bởi nó tạo cho không gian cảm giác lạnh lẽo, vô hồn. Kết hợp màu trắng với các yếu tố từ gỗ sẽ mang lại cảm giác ấm áp hơn. Sự kết hợp này sẽ giúp bạn cảm thấy hài hòa, giải tỏa căng thẳng. Bạn chỉ cần để bản thân thư giãn và sắp xếp lại những suy nghĩ của mình.

Màu xám

Tâm lý học trong thiết kế nội thất

Màu xám là màu của tri thức và trí tuệ. Giống như màu trắng, màu xám là một màu trung tính. Nhưng nếu trắng biểu trưng cho sự đơn giản thì xám lại thể hiện sự tinh tế. Màu sắc này sẽ tạo ra một bầu không khí tĩnh lặng và ổn định. Màu trầm của gỗ kết hợp với xám sẽ làm không gian trở nên “đắt tiền” hơn. Còn nếu kết hợp với gỗ sáng màu sẽ tạo cảm giác tươi mát hơn. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, màu xám dễ nhàm chán và thường gây ra cảm giác chán nản. Nếu kết hợp với một số màu sắc khác sẽ tạo nên không gian tuyệt vời.

Màu đen

Tâm lý học trong thiết kế nội thất

Màu đen là màu của sức mạnh, sự sang trọng và quyền lực. Nhưng cũng là biểu tượng của sự trống rỗng và phiền muộn. Màu này gây ấn tượng mạnh cho người nhìn. Do đó, nó có khả năng áp đảo các màu sắc khác. Tuy nhiên, chỉ cần có cách xử lý hợp lý, màu đen sẽ làm tăng thêm sự quý phái, sang trọng và thanh lịch cho không gian. Nếu sử dụng màu đen quá đà, sẽ đem đến cảm giác gò bó, tối tăm và buồn rầu. Thậm chí còn dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý con người như gây ra sự u uất. Nên sử dụng màu đen một cách vừa phải trong các đường nét và chi tiết. Màu đen thường được sử dụng phổ biến ở các phòng nghiên cứu, phòng ngủ, đôi khi là cả phòng khách. Bạn nên tránh sử dụng màu này cho phòng của trẻ.

Màu xanh lá

Tâm lý học trong thiết kế nội thất

Màu xanh lá là màu của sự hài hòa, màu của thiên nhiên, tươi mát và sự giàu có. Đây là một trong những màu phổ biến nhất trong tự nhiên và là màu duy nhất chúng ta cảm nhận được mà không bị biến đổi. Biểu tượng nổi tiếng nhất của màu xanh lá chính là cây. Cây cối luôn xanh tươi nhờ vào sức sống của nó. Bên cạnh đó, hình ảnh cái cây cũng tồn tại nhiều trong hầu hết các tôn giáo từ cổ đại đến hiện đại. Ví như chiếc vòng nguyệt quế luôn được coi là biểu tượng của sự vĩnh cửu. Không ngạc nhiên khi chúng ta luôn thích thú với những thảm cỏ xanh tươi của mùa xuân.

Màu xanh lá có ảnh hưởng rất tích cực tới cơ thể chúng ta. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy được thư giãn và thả lỏng trong một căn phòng màu xanh lá. Do đó nó rất phù hợp để sử dụng trong phòng ngủ của trẻ. Ngoài ra, màu xanh lá còn giúp nâng cao khả năng tập trung. Đó là lý do vì sao tại nơi công sở, màu sắc này được sử dụng nhiều. Bạn cũng có thể trồng cây xanh trong nhà hoặc đặt một chậu cây nhỏ nơi làm việc để tạo nguồn cảm hứng. Màu xanh lá phù hợp với bất cứ không gian nào. Màu sáng hơn sẽ tiếp thêm sinh lực, màu trầm hơn sẽ mang đến sự yên tĩnh.

>>> Xem thêm: Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất – Phần 2

Màu xanh lam và màu lam nhạt

Tâm lý học trong thiết kế nội thất

Màu xanh lam là màu của sự tin tưởng, trực giác, sự trung thực và lòng tốt. Đây là màu sắc yêu thích của nhiều người. Trong thiết kế nội thất, màu xanh lam có khả năng làm bình tĩnh, trấn áp sự gây hấn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện khả năng tập trung và kích thích cảm hứng làm việc. Bên cạnh đó, màu này làm giảm huyết áp và nhịp tim, giúp trị chứng mất ngủ và giảm cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá đà màu xanh navy, sẽ mang đến cảm giác tù túng, tạo ra những hiệu ứng giống như màu đen.

Tâm lý học trong thiết kế nội thất

Màu lam nhạt có những đặc điểm tương tự màu xanh lam nhưng ở mức độ nhẹ nhàng hơn. Màu này đem đến cảm giác tươi mát và thoáng đãng. Giống như màu trắng, màu lam nhạt giúp không gian trông rộng hơn và mát mẻ hơn. Màu sắc này phù hợp cho phòng của trẻ, phòng ngủ và phòng học. Nếu bạn đang ăn kiêng, nó sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho phòng bếp. Bên cạnh đó màu lam và lam nhạt là giải pháp tuyệt vời cho những căn phòng có cửa ở hướng Nam. Một nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, căn phòng màu xanh sẽ mang đến cảm giác mát mẻ hơn là căn phòng màu đỏ. Điều đó có nghĩa những căn phòng ở hướng Bắc thường không phù hợp với màu này.

Theo smalldesignindeas.com

Các tin bài liên quan