Ban công là gì? Gia chủ cần lưu ý những gì khi xây dựng ban công?

Ban công là một phần kiến trúc không thể tách rời của mỗi ngôi nhà. Khu vực này thường ở trên tầng cao, nhô ra khỏi mặt tiền mang đến vẻ đẹp ấn tượng với nhiều lợi ích cho gia chủ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, gia chủ cũng cần chú ý đến vấn đề an toàn để tránh những nguy cơ có thể xảy ra.

Ban công là gì? Gia chủ cần lưu ý những gì khi xây dựng ban công?

(Ảnh: Sưu tầm)

1. Ban công là gì?

Ban công là từ mượn bắt nguồn từ từ “Balcon” trong tiếng Pháp. Từ này dùng để chỉ một kiến trúc nằm trên cao của ngôi nhà, được thiết kế nhô ra bên ngoài, có lan can vây quanh và có cửa thông với phòng bên trong. Thông thường, ban công chỉ được xây dựng từ tầng hai trở lên, nếu đặt ở tầng trệt chúng sẽ có tên gọi khác là hiên nhà. Ban công có khá nhiều kiểu dáng thiết kế. Tuỳ theo sở thích, phong cách ngôi nhà mà chúng cũng có mẫu mã khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ hiện đại đến cổ điển. Ban công có thể có mái che hoặc không tuỳ vào nhu cầu sử dụng.

Ban công là gì?

(Ảnh: Sưu tầm)

2. Hình thức và các thông số kĩ thuật của ban công

Hình thức

Ban công phải có hình thức hài hoà với tổng thể kiến trúc ngôi nhà. Những ngôi nhà có phong cách cổ điển, tân cổ điển thích hợp với ban công thiết kế theo kiểu châu Âu với nhiều hoạ tiết trang trí, các thanh chắn được uốn cong cùng những đường phào chỉ cầu kì.

Với những ngôi nhà thiết kế theo kiểu dáng hiện đại, đơn giản, thích hợp với ban công có thiết kế tối giản, làm từ các chất liệu như kính, sắt, thép, inox… Đây cũng là lựa chọn khá phổ biến của nhiều gia chủ hiện nay do chúng vừa mang đến vẻ đẹp thanh lịch lại khó bị lỗi thời, dễ dàng vệ sinh.

Ngoài ra ban công còn được làm từ đá, gỗ, gạch mang đậm dấu ấn riêng và bản sắc văn hoá từng vùng miền.

Thông số kĩ thuật

Tuy ban công cần được thiết kế phù hợp với kiến trúc ngôi nhà, nhưng có một số thông số kĩ thuật vẫn cần được đảm bảo. Với lan can cần phải có độ cao tối thiểu là 1,1m và tối đa là 1,3m. Khoảng cách giữa các thanh chắn cũng không được quá rộng, không quá 10cm. Như vậy sẽ giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sinh hoạt, đặc biệt với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Hình thức và các thông số kĩ thuật của ban công

(Ảnh: Sưu tầm)

3. Ưu điểm và nhược điểm của ban công

Ưu điểm

– Có tầm nhìn rộng: Ban công nhô ra ngoài tạo nên một tầm nhìn rộng về 3 hướng, giúp gia chủ không bị hạn chế về tầm nhìn.

– Giúp lấy sáng, thông gió: Ban công cũng có tác dụng lấy sáng rất tốt, chúng cũng giúp đón gió vào trong nhà, từ đó không khí được lưu thông tốt hơn.

– Là nơi thư giản: Ban công là nơi tuyệt vời để bạn có những phút giây thư giãn, hoà mình vào thiên nhiên, bạn có thể bố trí một bộ bàn ghế để vừa đọc sách, vừa uống trà, vừa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh.

– Nơi trồng cây: Khu vực này cũng có thể trở thành nơi đặt các chậu hoa, cây cảnh. Đặc biệt với nhà phố, khi mà diện tích đất hạn chế, tận dụng ban công thành khu vườn nhỏ sẽ giúp thanh lọc không khí cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, dải cây xanh ở ban công cũng có tác dụng cản nhiệt, giảm nắng nóng vào trong nhà.

– Sân phơi: Bạn có thể tận dụng khu vực này thành sân phơi để phơi quần áo, đồ dùng. Bên cạnh đó cũng có thể làm nơi để những món đồ không dùng đến.

Nhược điểm

– Do phần ban công nhô ra bên ngoài nên cần được thiết kế cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo về kết cấu để an toàn trong quá trình sử dụng.

– Ban công thường có độ bền không cao do chúng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với không gian bên ngoài, chịu sự thay đổi của thời tiết. Bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng những nguyên vật liệu có độ bền cao, có khả năng chống chịu được nắng mưa.

– Khu vực này không phù hợp cho nhà có trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ có tính cách hiếu động nên cần hạn chế đến khu vực ban công. Bạn có thể xây thêm rào chắn để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Ưu điểm và nhược điểm của ban công

(Ảnh: Sưu tầm)

4. Những điều cần lưu ý khi thiết kế ban công

Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng giúp khu vực này trở nên sáng sủa hơn, tiện lợi cho việc sinh hoạt. Hơn thế nữa hệ thống chiếu sáng ở đây cũng tạo điểm nhấn, giúp trang trí cho ngôi nhà thêm lung linh hơn.

Phong cách thiết kế

Ban công là một phần không thể tách rời khỏi ngôi nhà. Do đó khi thiết kế khu vực này, cần phải có sự hoà hợp và tương thích với kiến trúc ngôi nhà. Cách tốt nhất chính là thiết kế theo cùng một phong cách.

Những điều cần lưu ý khi thiết kế ban công

(Ảnh: Sưu tầm)

5. Những điều cần lưu ý khi thi công ban công theo phong thuỷ

Vị trí xây dựng

– Đối diện cửa ra vào: Vị trí này sẽ ảnh hưởng đến sự riêng của gia đình. Những hoạt động ra vào đều sẽ dễ bị nhìn thấy từ bên ngoài. Nếu bạn không còn vị trí nào khác, bạn có thể sử dụng thêm rèm, đặc biệt là rèm hai lớp, vừa giúp lấy sáng mà vẫn giữ được sự riêng tư.

– Đối diện với cửa phòng bếp: Theo phong thuỷ, vị trí này sẽ ảnh hưởng tới sự sum họp đầm ấm của gia đình. Bạn có thể đặt thêm những chậu cây cảnh ngăn giữa hai khu vực để tạo điểm chắn.

– Đối diện góc nhọn: Đặt ban công nên tránh những nơi bị góc nhọn chĩa thẳng vào, nó dễ mang đến nhiều vận khí không tốt cho gia đình.

– Vị trí chắn tầm nhìn: Ban công có tác dung mở rộng tầm nhìn, do đó nếu đặt ở vị trí bị che khuất sẽ làm mất tác dụng của khu vực này. Đồng thời ánh sáng và gió trời cũng bị cản trở, khó lọt vào trong nhà.

Vị trí xây dựng ban công

(Ảnh: Sưu tầm)

Hình thức xây dựng

Không nên thiết kế ban công quá cầu kì và phức tạp. Khu vực này thiết kế quá phô trương sẽ dễ dẫn đến các tác động tiêu cực, thu hút năng lượng xấu. Bạn nên thiết kế hài hoà, vừa phải, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng và trang trí bằng những chậu hoa, cây cảnh tự nhiên.

Hướng xây dựng

Hướng Bắc và hướng Tây thường không được đánh giá cao. Hướng Bắc thường xuyên bị tác động của gió lạnh và mưa bão, đặc biệt vào mùa đông và mùa mưa. Trong khi đó hướng Tây lại là hướng bị mặt trời chiếu trực tiếp, gây nóng bức, bỏng rát. Cả hai hướng này đều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của chủ nhà.

Hướng Đông và hướng Nam là hai hướng tốt nhất để xây dựng ban công. Hướng Đông là hướng mặt trời mọc, khi này ánh nắng mặt trời vẫn còn dịu, không bị gay gắt, mang đến sức sống cho căn nhà. Hướng Nam mang lại không khi trong lành, cảm giác dễ chịu.

Hướng xây dựng ban công

(Ảnh: Sưu tầm)

 

Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế thi công nhà ở, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MẠNH TOÀN (INCOSI)

Trụ sở: Số 21B4 Lô 6B Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tel: 0225 3.558.666

Mail: incosi@manhtoan.com.vn

Facebook: Mạnh Toàn Incosi

Các tin bài liên quan