Đảo bếp và những điều cần lưu ý khi thiết kế

Nhu cầu nấu nướng ngày càng đa dạng, các tủ bếp thông thường lại không còn đáp ứng được yêu cầu cao của người nội trợ. Do đó những tủ bếp với đảo bếp ra đời, giúp công việc nội trợ đơn giản và dễ dàng hơn.

Đảo bếp là gì?

Đảo bếp còn được gọi là bàn đảo, là một phần của tủ bếp. Tuy nhiên thay vì nối liền với tủ bếp, chúng lại được thiết kế tách rời. Chúng thường đặt ở vị trí chính giữa, cân đối với không gian bếp và không đặt dựa tường. Đảo bếp giúp tạo thêm nhiều không gian làm việc, giúp người nội trợ có thể làm việc ở mọi hướng. Đồng thời chúng cũng trở thành điểm nhấn trang trí độc đáo cho căn bếp.

Đảo bếp là gì?

Đảo bếp ngày càng được ưa chuộng trong thiết kế nội thất phòng bếp bởi sự tiện dụng và tính thẩm mỹ của nó. Mỗi chiếc đảo bếp đều được thiết kế riêng để phù hợp với thói quen sử dụng của gia chủ. Trong một số thiết kế, chúng còn được tích hợp thêm bồn rửa để thuận tiện cho việc sơ chế thực phẩm. Đây cũng là nơi lý tưởng để đặt những thực phẩm chưa sử dụng đến trong quá trình nấu nướng.

>>> Xem thêm: 20 mẫu tủ bếp chữ U cho ngôi nhà từ nhỏ đến lớn

Những điều cần lưu ý khi thiết kế đảo bếp

Xác định kích thước

Kích thước là yếu tố rất quan trọng trong quá trình thiết kế. Đảo bếp quá nhỏ sẽ không đủ không gian để làm việc cũng như không đủ chỗ để lưu trữ và đặt các thiết bị bếp. Đảo bếp nên có kích thước tối thiểu là 0.9×0.6m và thiết kể theo hướng mở. Đảo bếp quá lớn sẽ lấn át hết hệ thống tủ bếp, ảnh hưởng việc di chuyển, nấu nướng cũng như dọn dẹp. Do đó bạn nên để tủ bếp cách đảo bếp một khoảng tầm 1.2m để đảm bảo công việc nấu nướng suôn sẻ, thuận tiện.

Kích thước đảo bếp

Một đảo bếp lý tưởng thường có kích thước 1.2×0.9m. Kích thước này giúp vừa đủ để làm việc cũng như đặt thêm quầy bar. Để chứa một đảo bếp có kích cỡ như vậy, phòng bếp của bạn nên có chiều dài tối thiểu là 4m.

Đảo bếp thường có chiều cao từ 0.9 – 1.1m. Đây là chiều cao lý tưởng để người làm việc cũng như người ngồi được thoải mái. Với thiết kế cao hơn thường có được chia thành hai khu vực: khu quầy bar và khu nấu nướng. Bạn cũng có thể tùy biến chúng để phù hợp với nhu cầu, thói quen sinh hoạt cũng như hình thể của gia đình mình.

Thiết bị bếp

Tùy theo nhu cầu sử dụng và kích thước mà đảo bếp có thể chứa nhiều hay ít thiết bị. Thông thường bạn có thể đặt bồn rửa, lò nướng, lò vi sóng, máy rửa chén. Hoặc bất cứ thiết bị bếp nào bạn cho là phù hợp lên đảo bếp. Nếu thích một căn bếp tối giản, bạn nên sử dụng ngăn kéo cho chúng và tích hợp thêm quầy bar để mọi thành viên trong gia đinh có thể ngồi ăn bất cứ lúc nào. Bằng cách này bạn có thể làm gọn gàng mặt bàn.

Thiết bị bếp

Nếu là một người ưa nấu nướng và thích bày biện căn bếp. Bạn có thể lắp thêm bếp nấu và bồn rửa, biến đảo bêp thành một tủ bếp thứ hai. Cùng với đó là tích hợp thêm lò nướng, máy rửa chén ở phía dưới để thuận tiện cho công việc sáng tạo những món ăn của mình.

>>> Xem thêm: 40 mẫu tủ bếp chữ L phù hợp cho mọi không gian

Bố trí các khu vực hợp lý

Bạn nên đặt những thiết bị có cùng công năng gần nhau để thao tác thuận tiện hơn. Ví dụ như đặt máy rửa bát cạnh bồn rửa, bếp nấu gần lò nướng… Quầy bar nên đặt xa khu bếp nấu vì khói và hơi nóng dễ ảnh hưởng đến người ngồi. Bề mặt của mỗi khu vực nên cách nhau từ 1.2 đến 2.7m. Điều này giúp khu vực này không bị quá tải và bạn sẽ thoải mái làm việc hơn.

Bố trí các khu vực hợp lý

Hệ thống lưu trữ

Bếp là nơi cần sự sạch sẽ và ngăn nắp. Do đó cần có các ngăn kéo và tủ kệ rộng rãi để cất đồ dùng gọn gàng. Nếu bạn không có hệ thống tủ lưu trữ, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý cũng như sắp xếp các thiết bị nhà bếp. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý về chiều cao và độ sâu của tủ để để vừa các đồ dùng nhà bếp.

Hệ thống lưu trữ của đảo bếp

Hệ thống chiếu sáng

Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu giúp công việc làm bếp của bạn suôn sẻ hơn. Bạn có thể kết hợp hệ thống chiếu sáng trần cùng đèn chân bếp. Riêng với quầy ăn, bạn có thể lắp thêm đèn chùm hoặc đèn thả trần để chiếu sáng tốt hơn.

Hệ thống chiếu sáng

Các tin bài liên quan