4 nguyên nhân dẫn đến hư hỏng nền móng

Móng nhà là một yếu tố quan trọng để tạo nên một cấu trúc chắc chắn. Dù chỉ là những vấn đề nhỏ nhưng nếu bạn bỏ qua cũng có thể dẫn đến hậu quả nặng nề. Do đó với những vấn đề liên quan đến hư hỏng nền móng, phòng ngừa luôn là phương án tối ưu nhất.

Trong hầu hết các trường hợp, phần nền móng xảy ra vấn đề là do nước. Khi bị tiếp xúc với quá nhiều nước đất sẽ nở ra và khi thời tiết khô nóng chúng sẽ co lại. Cả hai trường hợp này đều dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng làm hư hỏng nền móng. Hệ thống thoát nước kém làm đất bị xói mòm cũng là nguyên nhân gây nên hư hỏng.

4 nguyên nhân hàng đầu gây hư hỏng nền móng

Nguyên nhân hư hỏng nền móng: Đất nền bị thu hẹp

Trong điều kiện khô hạn, đất dưới nền móng sẽ co lại. Khi điều này xảy ra, lớp nền móng sẽ bị tách ra khỏi đất tạo ra các khe hở. Chúng sẽ làm cho móng nhà bạn bị dịch chuyển và mất ổn định. Từ đó các vết nứt trên trần, tường, sàn bắt đầu xuất hiện. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến hệ thống cửa ra vào và cửa sổ.

Một vài trường hợp đất bị khô do những cây lớn trồng gần nhà. Trong quá trình hút nước, chúng sẽ làm cho nền móng bị co lại. Do đó khi xung quanh nhà bạn có nhiều cây, bạn nên thường xuyên tưới nước cho chúng để hạn chế khô dẫn đến bị kéo. 

>>> Xem thêm: Chống thấm tường nhà liền kề – Giải pháp nào cho tường nhà bạn?

Nguyên nhân hư hỏng nền móng: Chất lượng đất

Chất đất cũng là một yếu tố rất quan trọng. Khu đất có lẫn đất sét sẽ nở ra khi ngấm nước và co lại khi nước thoát hơi. Sự phồng lên và co lại quá mức của đất có thể gây ra ảnh hưởng đến nền móng. Nhìn chung vấn đề phát sinh khi một loại đất giữ nước trong khi loại kia thì không. Từ đó dẫn đến tình trạng lún, lệch, làm hư hỏng nền móng và kết cấu ngôi nhà.

Có một số giải pháp để đảm bảo nền móng luôn ổn định trong mọi loại đất bất kì như sau:

– Sửa đổi hoặc tăng cường chất đất bằng cách phun vữa hóa học để làm đất rắn chắc hơn.

– Cọ hoặc sử dụng trụ xoắn trước khi xây dựng móng để có một liên kết chắc chắn.

Chất lượng đất

Nguyên nhân hư hỏng nền móng: Độ trương nở của đất

Khi đất bị ngấm một lượng lớn nước cũng có thể gây ra các vấn đề về nền móng. Khi đất bị ngấm quá nhiều nước, chúng sẽ hòa lẫn với nhau và bắt đầu trương lên và nở ra. Từ đó sẽ tác động đến móng và gây ra các vết nứt trên nhà bạn. Ngoài ra, ở một số nơi, lớp đất bên dưới trồi lên liên tục cũng gây ảnh hưởng đến nền móng.

Độ ẩm dư thừa ở phần móng cũng làm đất dễ bị xói mòn. Độ ẩm dư thừa này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như mưa lũ, rò rỉ đường ống nước… Trong và sau các trận mưa lớn, nước cần phải theo các máng xối thoát ra ngoài. Do đó đường ống thoát cần sạch sẽ và không có vật cản, nếu không sẽ dễ tràn vào khu vực gần nền.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách thiết kế mặt tiền nhà ống đẹp và hợp phong thủy

Nguyên nhân hư hỏng nền móng: Khả năng thoát nước

Hệ thống thoát nước kém khiến nền móng của ngôi nhà không ổn định. Từ đó dẫn đến các bức tường sẽ bắt đầu bị vênh và nghiêng.

Việc thoát nước kém có thể do những nguyên nhân sau:

– Nước từ mài nhà chảy xuống và đọng lại ở móng

– Máng xối và cống thoát nước bị tắc nghẽn. Bạn nên thường xuyên dọn dẹp hệ thống thoát nước cũng như lắp thêm các phần mở rộng để việc thoát nước tốt hơn.

– Nước đọng ở những khu vực thấp trong sân sau những trận mưa lớn. Nước đọng có thể làm xói mòn các lớp đất đá tầng dưới, dẫn đến hình thành các hố sụp.

Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể lắp đặt hệ thống thoát nước kiểu Pháp.

Khả năng thoát nước

Kết luận

Khi nhà bạn xuất hiện các vết nứt trên sàn, tường và trần thì nền móng của ngôi nhà có thể đang xuất hiện vấn đề. Tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra hư hỏng nền móng sẽ là một công việc hữu ích giúp ngăn chặn các vấn đề tồi tệ có thể xảy ra. Có những giải pháp khắc phục nền móng kịp thời sẽ giúp ngăn chặn các vấn đề nghiệm trọng về kết cấu.

Các tin bài liên quan