Mật độ xây dựng và quy định, cách tính chi tiết

Một trong những vấn đề quan trọng trong khi làm thủ tục xin cấp phép xây dựng là mật độ xây dựng. Vậy mật độ xây dựng được định nghĩa như thế nào? Làm sao để tính mật độ chính xác nhất?

Trong bài viết này, Mạnh Toàn Incosi gửi đến bạn các thông tin chi tiết nhất về mật độ xây dựng. Chỉ mất vài phút đọc bài viết, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về khái niệm này cùng cách tính chính xác.

Định nghĩa về mật độ xây dựng

Để đảm bảo an toàn, tiện nghi cho chủ nhà, mỗi công trình dù lớn hay nhỏ đều được xây dựng dựa trên Bộ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Mật độ xây dựng là một trong những quy định trong Bộ Quy chuẩn.

Theo Quy định, có hai loại mật độ xây dựng là mật độ xây dựng gộp và mật độ xây dựng thuần. Trong đó:

  • Mật độ xây dựng gộp: Đây là tỉ lệ diện tích chiếm đất của công trình trên tổng diện tích toàn khu đất. Tỉ lệ diện tích này sẽ bao gồm diện tích tiểu cảnh, bể bơi, sân thể thao ngoài trời, các khu vực không xây dựng công trình và không gian mở.
  • Mật độ xây dựng thuần: Đây là tỉ lệ diện tích chiếm đất của công trình trên diện tích lô đất. Tỉ lệ diện tích này sẽ không bao gồm diện tích tiểu cảnh, bể bơi, sân thể thao ngoài trời, các khu vực không xây dựng công trình và không gian mở.

Như vậy, điểm khác biệt giữa hai mật độ này chính là phần diện tích bị chiếm. Mật độ xây dựng gộp sẽ tính phần diện tích bị chiếm gộp cả các diện tích bể bơi, sân thể thao, sân đường, cây xanh, không gian mở và khu vực không xây dựng.

Còn mật độ xây dựng thuần thì không. Chủ công trình cần đặc biệt lưu ý điều này để tránh nhầm lẫn giữa hai khái niệm.

Định nghĩa về mật độ xây dựng

Các quy định về mật độ xây dựng mới nhất

Sau khi hiểu rõ và phân biệt được các khái niệm, chủ nhà nên tìm hiểu thêm về các quy định đối với nhà ở. Từng khu vực, tỉnh, thành phố sẽ có những quy định riêng.

Tuy nhiên, chủ nhà cần nắm bắt được những quy định chung nhất do Bộ Xây Dựng đưa ra. Từ đó, chủ nhà có thể dễ dàng xin giấy cấp phép xây dựng, tránh mọi rủi ro về pháp lí sau này.

Quy định đối với nhà ở nông thôn

Mật độ xây dựng đối với nhà ở nông thôn
Mật độ xây dựng đối với nhà ở nông thôn

Theo như bảng trên:

  • Đối với diện tích lô đất 50m2 trở xuống, mật độ xây dựng tối đa là 100%.
  • Đối với diện tích lô đất 75m2, mật độ tối đa là 90%.
  • Đối với diện tích lô đất 100m2, mật độ xây dựng tối đa là là 80%.
  • Đối với diện tích lô đất 200m2, mật độ tối đa là 70%.
  • Đối với diện tích lô đất 300m2, mật độ xây dựng tối đa là 60%.
  • Đối với diện tích lô đất 500m2, mật độ tối đa là 50%.
  • Đối với diện tích lô đất 1000m2 trở lên, mật độ xây dựng tối đa là 40%.

Ngoài ra, còn có quy định về số tầng tối đa nhà ở nông thôn có thể xây dựng:

Chiều rộng lộ giới
Chiều rộng lộ giới của nhà nông thôn
  • Chiều rộng lộ giới từ 20m trở lên: số tầng tối đa là 5.
  • Chiều rộng lộ giới từ 12m – 20m: số tầng tối đa là 4.
  • Chiều rộng lộ giới từ 6m – 12m: số tầng tối đa là 4.
  • Chiều rộng lộ giới dưới 6m: số tầng tối đa là 3.

Quy định đối với nhà ở nông thôn

Quy định đối với nhà ở thành phố

Mật độ xây dựng của nhà ở thành phố được quy định như sau:

Mật độ xây dựng đối với nhà ở thành phố
Mật độ xây dựng của nhà ở thành phố

Bên cạnh đó. kiến trúc sư, chủ nhà có thể dùng bảng tra cứu nhanh trong quy định nhà ở nông thôn để tra cứu nhanh nhất.

Độ vươn của ban công
Độ vươn của ban công
  • Chiều rộng lộ giới từ 20m trở lên: độ vươn tối đa là 1,4.
  • Chiều rộng lộ giới từ 12m – 20m: độ vươn tối đa là 1,2.
  • Chiều rộng lộ giới từ 6m – 12m: độ vươn tối đa là 0,9.
  • Chiều rộng lộ giới dưới 6m: độ vươn tối đa là 0.

Bên cạnh đó, chủ nhà cần lưu ý đến tỉ lệ đất trồng cây trong các lô đất:

tỉ lệ đất trồng cây trong các lô đất
Tỉ lệ đất trồng cây trong các lô đất

Một số quy định khác đối với nhà phố:

  • Nhà có hẻm không được xây sân thượng ở trên cùng.
  • Nhà ở con đường có lộ giới dưới 7m chỉ được xây trệt, lửng, 2 tầng và sân thượng.
  • Nhà ở con đường nhỏ hơn 20m được xây trệt, lửng, 2 tầng, xây dựng.
  • Nhà ở con đường lớn hơn 20m được xây lên 4 tầng cùng với trệt, lửng và sân thượng.

Quy định về khoảng lùi công trình

Khoảng lùi là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng. Phần khoảng lùi công trình là phần đất được cấp phép nhưng không được xây dựng, chỉ có thể xây sân.

Quy định về khoảng lùi công trình
Quy định về khoảng lùi công trình

Cách tính mật độ xây dựng chi tiết, chính xác

Đối với những người chưa từng tìm hiểu về các Bộ Quy chuẩn thì việc tìm hiểu cách tính mật độ xây dựng khó khăn. Vì có nhiều kí hiệu phức tạp, quy định dài khiến người đọc cần tốn nhiều thời gian nghiên cứu.

Tuy nhiên, có cách tính cơ bản như sau sẽ giúp bạn hiểu dễ hơn. Nhiều cơ quan thẩm định, đơn vị thiết kế đều sử dụng công thức này để tính mật độ xây dựng:

Mật độ xây dựng thuần (%) = Diện tích chiếm đất của ngôi nhà (m2)

______________________________________________________

Tổng diện tích lô đất (m2)

 

Mật độ xây dựng gộp (%) = Diện tích chiếm đất của ngôi nhà (m2)

______________________________________________________

Tổng diện tích toàn bộ khu đất (m2)

Nếu bạn còn thắc mắc về mật độ xây dựng cũng như quy định, cách tính hay cần đơn vị thiết kế thi công chuyên nghiệp thì hãy liên hệ với Mạnh Toàn Incosi để dược tư vấn chính xác.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MẠNH TOÀN (INCOSI)

Trụ sở: Số 21B4 Lô 6B Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tel: 0225 3.558.666

Email: manhtoanincosi@gmail.com

Các tin bài liên quan