Nhà lắp ghép – Xu hướng thi công nhà ở hiện đại, tiết kiệm

Với công nghệ hiện đại, nhà lắp ghép giúp chủ công trình có thể tối ưu chi phí thi công, nguyên liệu và bền bỉ theo thời gian.

Khi nhắc đến nhà ở, chúng ta thường liên tưởng đến những ngôi nhà có tường bê tông chắc chắn, cố định. Tuy nhiên, chi phí thi công những ngôi nhà cố định thường đắt đỏ, tốn nhiều thời gian, nguyên liệu.

Do vậy, mô hình nhà lắp ghép ra đời đang dần thay thế các ngôi nhà cố định. Mô hình này phù hợp với mọi địa hình, công trình, đảm bảo đầy đủ các chức năng giống với nhà thông thường.

Nếu bạn đang tìm hiểu về mô hình nhà ở hiện đại này thì hãy cùng Mạnh Toàn Incosi tham khảo bài viết sau:

Mô hình nhà lắp ghép là gì?

Đúng như tên gọi, nhà lắp ghép là mô hình nhà được làm từ vật liệu nhẹ, lắp ghép chúng với nhau. Tất cả các cấu kiện của ngôi nhà đều được tính toán và sản xuất chính xác tại nhà máy. Sau khi hoàn thiện, các cấu kiện được vận chuyển ra công trường và lắp ghép.

Nhiều người cho rằng mô hình này không chắc chắn, dễ đổ sập, nguy hiểm.

Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại ngày nay, các tấm ghép đều chắc chắn, mối nối bền nên nhà đạt độ an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, nhà lắp ghép cũng có màu sắc đẹp, thẩm mỹ cao, phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng.

Mô hình nhà lắp ghép là gì?

Nhà lắp ghép có kết cấu như thế nào?

Dù được lắp ghép, không dùng nguyên liệu bê tông nhưng nhà lắp ghép vẫn có thể đứng vững, bền bỉ với nắng mưa. Nguyên nhân chính là ở cấu tạo của nhà lắp ghép. Cụ thể, kết cấu bao gồm:

  • Hệ thống khung cột, xà gồ, kèo,… làm từ vật liệu thép CT3, hộp mạ kẽm và vật liệu thép U.
  • Các tấm che, vách ngăn được làm từ tôn cao cấp hai mặt. Giữa tấm che và vách ngăn là lớp nhựa PU hoặc lớp xốp có khả năng cách nhiệt tốt. Vật liệu cách nhiệt, cách âm đạt độ dày tiêu chuẩn từ 50mm đến 100mm.
  • Mái tôn làm từ vật liệu tôn chống sét, chống rỉ, hạn chế bào mòn với độ dày từ 50mm đến 100mm.
  • Hệ giằng chống bão đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người ở.
  • Hệ thống cửa làm từ vật liệu thép hoặc vật liệu nhôm kính hoặc cửa Panel tùy yêu cầu khách hàng.
  • Hệ thống máng nước lắp gần khu vực mái giúp dẫn nước dễ dàng, giữ sự khô thoáng cho không gian nhà ở.

Ưu điểm của nhà lắp ghép so với các loại hình khác

Nhà lắp ghép được coi là một giải pháp thay thế hoàn hảo cho nhà ở cố định bởi vì những ưu điểm sau:

  • Tiết kiệm thời gian thi công: Tốc độ xây dựng nhanh chóng hơn nhờ được thiết kế sẵn. Nhà ở cũng có thể vận chuyển dễ dàng.
  • Giá thành rẻ: Vì không tốn nhiều nguyên liệu, thời gian thi công nên chi phí xây dựng cũng rẻ hơn nhiều.
  • Nhà lắp ghép có thể tái sử dụng nhiều lần: Vì các mối nối được liên kết bằng bu lông, vít nên việc tháo dỡ rất đơn giản. Dạng nhà lắp ghép phù hợp với các dự án ở khu đất thuộc diện quy hoạch, xây dựng tạm.
  • Thân thiện môi trường: Nhà không sử dụng vậy liệu độc hại, không có vật liệu thừa.
  • Đạt tính thẩm mỹ cao: Nhà lắp ghép sở hữu gam màu trang nhã, tinh tế, sang trọng, phù hợp với mọi phong cách thiết kế.
  • Độ bền cao: Ngôi nhà với hệ kết cấu khung thép chắc chắn có tuổi thọ rất cao.

Ưu điểm của nhà lắp ghép so với các loại hình khác

Nhược điểm của nhà lắp ghép

Tuy nhiên, nhà lắp ghép vẫn còn tồn tại hai hạn chế sau:

  • Nhà lắp ghép đòi hỏi không gian rộng để sử dụng máy móc thiết bị lắp đạt. Do đó, những khu đất có diện tích chật hẹp, xe khó ra vào không thể lắp đặt mô hình nhà này.
  • So với nhà bê tông cốt thép bình thường, nhà lắp ghép có tuổi thọ kém hơn.

Một số mẫu nhà lắp ghép đẹp, hiện đại

Mẫu nhà lắp ghép đẹp
Mẫu nhà lắp ghép đẹp
Mẫu nhà lắp ghép hiện đại
Mẫu nhà lắp ghép hiện đại
Mẫu nhà lắp ghép với gam màu tối
Mẫu nhà lắp ghép với gam màu tối
Mẫu nhà lắp ghép diện tích nhỏ
Mẫu nhà lắp ghép diện tích nhỏ
Mẫu nhà lắp ghép kính
Mẫu nhà lắp ghép kính
Mẫu nhà lắp ghép kính
Mẫu nhà lắp ghép kính
Mẫu nhà lắp ghép gỗ
Mẫu nhà lắp ghép gỗ
Các tin bài liên quan