Tầng áp mái là gì ? Giải pháp cho tầng áp mái nhà Việt Nam ?

 

Từ nhiều thế kỷ trước, kiến trúc Châu Âu và những vùng lãnh thổ lạnh đã ưa chuộng mô hình nhà ở, biệt thự đẹp Hải Phòng có tầng áp mái và cho tới ngày nay mô hình đó đã lan rộng ở cả những nước nhiệt đới. Vậy tầng áp mái là gì ? giải pháp kiến trúc cho tầng áp mái nhà Việt Nam như thế nào ?

Là một nước nhiệt đới, thế nhưng với những phát triển về vật liệu xây dựng, về khoa học kỹ thuật thì việc xây dựng nhà có tầng áp mái đã không còn xa lạ vậy kiến trúc tầng áp mái nhà Việt Nam như thế nào để phù hợp điều kiện khí hậu?  Bên cạnh những mô hình khác tương tự như tầng tum, gác lửng nên chúng ta cần nhận biết những nguyên tắc, những đặc điểm riêng của tầng áp mái là gì ?

1. Tầng áp mái là gì ?

Tầng áp mái nhà ở Việt Nam
Tầng áp mái là gì?

Theo quy định tại Mục 1.5.16 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành thì tầng áp mái được quy định như sau:

Tầng áp mái là tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5 m.

Trước đây nhà có tầng áp mái là kiểu kiến trúc phố biến ở các Châu Âu, Châu Mĩ…nơi có khí hậu hàn đới hoặc ôn đới có tác dụng trong điều kiện tuyết rơi và nó tạo được không gian ấm cúng cho ngôi nhà. Hiện nay, tầng áp mái còn giúp mở rộng diện tích sinh hoạt , tăng công năng, trong đó có tầng áp mái nhà Việt Nam, tuy nhiên việc xử lý vấn đề về các điều kiện khí hậu vẫn còn nan giải để có không gian sống hoàn hảo nhất.

Thiết kế tầng áp mái phổ biến ở các công trình nhà tân cổ điển, cổ điển, nhà kiểu Pháp, nhà sử dụng mái Marsand….

Xem thêm: Văn phòng đẹp tại Hải Phòng

2. Đặc điểm của tầng áp mái nhà Việt Nam

Xây nhà có tầng áp mái hiện khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng không gian này cho phù hợp với khí hậu và cuộc sống thì còn chưa nhiều nhà làm được.Tại các nước hàn đới hay ôn đới, khoảng không gian áp mái thường hữu dụng vì khí hậu lạnh, mái dốc để tuyết trôi nhanh, gian dưới mái khá ấm áp và nhiều ánh sáng vào phòng, tầng áp mái ở nước ngoài thường sử dụng chất liệu gỗ.

Tầng áp mái nhà Việt Nam

Còn ở tầng áp mái nhà Việt Nam do tính chất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều và kết cấu nhà tương đối khác, cả do hạn chế trong xử lý kỹ thuật, nên tầng áp mái ít sử dụng, hoặc nếu có thì cũng chỉ làm kho chứa đồ, tầng kỹ thuật. Ở Việt Nam tầng áp mái thường vẫn làm bằng bê tông cốt thép xen lẫn vật liệu gỗ nếu có.

Tầng áp mái nhà ở Việt Nam
Tầng áp mái nhà ở Việt Nam

 

Một số nơi có khí hậu ôn hòa như Sapa hay Đà Lạt, những biệt thự thời thuộc địa thường xây theo kiểu kiến trúc các địa phương của Pháp, do đó tầng áp mái được sử dụng khá tốt, miễn là chiều cao đảm bảo khoảng tĩnh tương thích với người ở.

Tầng áp mái nhà ở Việt Nam
Tầng áp mái nhà ở Việt Nam

Nếu bạn sở hữu một ngôi nhà có tầng áp mái thì hãy cân nhắc lại phương án sử dụng không gian này. Bởi gác mái có những lợi thế mà bạn không ngờ tới.

Hiện nay, không chỉ những nhà có diện tích eo hẹp cần tận dụng gian áp mái. Những biệt thự cao cấp cũng có xu hướng sử dụng không gian này như một nét độc đáo riêng. Sở hữu tầng áp mái nhà Việt Nam bạn sẽ sở hữu một không gian ngập ánh nắng. Không gian với bức tường nghiêng lạ mắt. Nếu nó đủ rộng, đó hoàn toàn có thể là một căn phòng cực kỳ ấn tượng. Tất nhiên, cần lưu ý khai thác không gian chính của tầng này sao cho gia chủ sinh hoạt chủ yếu tại vùng cao và rộng, đẩy các khu vực kệ trang trí, đồ ít dùng… vào những “góc chết”.

3. Giải pháp chống nóng, chống thấm cho tầng áp mái nhà Việt Nam

Tầng áp mái nhà ở Việt Nam
Tầng áp mái nhà ở Việt Nam

Do ảnh hưởng của khí hậu nên tầng áp mái nhà Việt Nam cần có những giải pháp chống nóng. Vì để có thể cải tạo và sử dụng vào mục đích ngủ nghỉ mở rộng công năng. Đóng trần là một giải pháp tốt. Trần có thể làm nghiêng theo mái hoặc làm hình vòm cong, giật cấp, đóng ngang. Hoặc phối hợp nhiều kiểu trần tùy theo hình dáng mái. Vì ngói hay tôn luôn là các vật liệu có khả năng bị thấm dột và truyền nhiệt. Nên tấm trần cần chọn loại tấm nhựa có khả năng chống thấm và cách nhiệt cao.

Hiện nay có khá nhiều loại vật liệu để chống nóng chúng ta có thể kết hợp:

– Sử dụng đóng trần thạch cao và tường thạch cao kết hợp bông thủy tinh chống nóng. Trần thạch cao là giải pháp cách nhiệt chống nóng phổ biến. Cả hệ thống trần nổi và trần chìm đều có thể ứng dụng.

Trần chìm chống nóng: gồm 1 lớp khung trần chìm. 1 lớp tấm thạch cao có độ dày từ 9 – 15.8 mm. lớp bông thủy tinh có bạc dày 50mm.

Trần nổi chống nóng: gồm 1 hệ thống khung trần nổi. 1 lớp tấm thách cao có độ dày 9 – 15.8mm. 1 lớp bông thủy có có bạc dày 50mm.

– Sơn cách nhiệt: hiện nay còn nổi lên một số loại sơn cách nhiệt. Theo các nhà sản xuất có thể giảm từ 35ºC, 30ºC xuống còn khoảng 20ºC. Như vậy nếu kết hợp tôn cách nhiệt với sơn chống nóng, trần thạch cao. Bạn sẽ có một không gian tầng áp mái vô cùng hoàn hảo.

– Ngói chống nóng: Sử dụng ngói thái hoặc tôn chống nóng đều được.

– Động cơ làm mát: Sử dụng điều hòa, máy lạnh

Công ty cổ phần thương mại Mạnh Toàn

Trụ sở: Số 25B4 Lô 6B khu đô thị mới, Phường Đông Khê, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng.

Tel : 0225 3.558.666.

Hotline: 0986.569.5690 – 0225 3.568.588.

Email: ducmanh@manhtoan.com.vn.

facebook: fanpage.

Website: https://xaydungmanhtoan.com/.

Các tin bài liên quan