Tất tần tật kinh nghiệm cho gia chủ lần đầu xây nhà

“An cư lạc nghiệp” là câu nói thể hiện rõ nhất tầm quan trọng ngôi nhà. Xây nhà là một trong những việc lớn của đời người cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, tỉ mỉ. Cũng vì lẽ đó để xây dựng một ngôi nhà chưa bao giờ là đơn giản, đặc biệt với những gia chủ lần đầu xây nhà. Kinh nghiệm xây nhà là cả một quá trình, cần phải phải nắm rõ được rất nhiều khâu, chú trọng đến rất nhiều khía cạnh để làm sao cho hợp lý, hoàn chỉnh cùng với đó là sự hợp tác của gia chủ với rất nhiều cá nhân, đơn vị. Nắm được quy trình chung cũng sẽ giúp gia chủ lần đầu xây nhà thuận lợi hơn.

Xác định mục đích và nhu cầu sử dụng

Trước khi bắt tay vào làm gì đó bạn cũng nên xác định rõ mục đích và nhu cầu. Đối với việc xây nhà cũng vậy. Theo kinh nghiệm xây nhà, cần xác định rõ nhu cầu nhà để ở, để kinh doanh hay cho thuê sẽ là tiền đề cho các bước tiếp theo diễn ra suôn sẻ. Cùng với đó xác định rõ nhu cầu cũng là việc cần thiết. Số lượng thành viên trong gia đình cùng tuổi tác, nghề nghiệp cũng ảnh hưởng đến ngôi nhà sẽ xây dựng trong tương lai. Khi xác định được mục đích và nhu cầu sẽ giúp phân chia công năng, lựa chọn vật liệu, lựa chọn đồ trang trí phù hợp.

Xác định quy mô xây dựng

Quy mô xây dựng tương ứng với số tầng, số lượng các phòng, các khu vực, tổng diện tích… Sau khi đã xác định được quy mô, gia chủ cũng nên tìm hiểu về các quy định trong xây dựng để tính toán chính xác các thông số chiều cao, diện tích, số tầng…

Lựa chọn tuổi và hướng xây nhà

Xây nhà là một việc quan trọng do đó bạn nên xem tuổi phù hợp để quá trình xây dựng được suôn sẻ, tránh được những rủi ro không đáng có. Cùng với đó, việc chọn hướng nhà phù hợp với tuổi cũng rất quan trọng. Sự hài hoà giữa nhà cửa và đất đai sẽ là tiền đề thuận lợi để mang đến cuộc sống ổn định, may mắn, sự nghiệp phát triển và hạn chế những xui xẻo.

Lên dự trù kinh phí xây dựng

Sau khi đã xác định quy mô, bạn cần phải tính toán chi phí, dự trù nguồn chi. Kinh nghiệm xây nhà với những mảnh đất đã có công trình xây sẵn mà không tận dụng được, bạn sẽ phải mất thêm chi phí phá dỡ, san lấp. Thông thường chi phí xây dựng là tổng của các chi phí sau: chi phí phá dỡ, san lấp (nếu có), chi phí thiết kế, chi phí xây dựng phần thô, chi phí hoàn thiện, chi phí nhân công, chi phí giám sát, chi phí cho các nhà thầu, chi phí đồ nội thất, đồ trang trí.

Bạn cũng nên tính dư ra một khoản cho các chi phí phát sinh mà bạn không thể kiểm soát được. Đừng để bản thân rơi vào trạng thái bị động khiến cho quá trình xây dựng nhà ở gặp nhiều trở ngại.

Chọn thời điểm thích hợp để xây dựng

Thời điểm xây dựng cũng cần được lên kế hoạch và lựa chọn hợp lý. Sự thay đổi của thời tiết ảnh hướng khá nhiều đến quá trình xây dựng có thuận lợi hay không.

Nếu xây dựng vào mùa khô, tiến độ thi công sẽ diễn ra nhanh hơn do bê tông khô nhanh hơn. Song nếu không được bảo quản cẩn thận, bê tông vào mùa này dễ bị nứt do hiện tượng giãn nở nhiệt.

Nếu xây dựng vào mùa mưa, bê tông tuy khô chậm hơn nhưng lại đảm bảo về kết cấu, dễ thấy được những phần bị hở để khắc phục kịp thời. Tuy nhiên vào mùa mưa, chi phí xây dựng tăng cao, thời gian thi công bị kéo dài và thường xuyên bị gián đoạn.

Bạn nên dựa vào nhu cầu của bản thân để lựa chọn khoảng thời gian xây dựng phù hợp. Đồng thời cũng cần nắm rõ những điều sẽ gặp phải để có những phương án ứng phó trong quá trình thi công.

Chuẩn bị giấy tờ

Để xây dựng một ngôi nhà mới, bên cạnh việc tính toán chi phí, lựa chọn đơn vị hợp tác, bạn cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hồng, bản vẽ hiện trạng đều cần cập nhật theo hiện trạng mới nhất. Nếu không chuẩn bị đầy đủ, bạn sẽ phải tốn thời gian để chờ bổ sung và cập nhật theo hiện trạng mới nhất.

Khảo sát hiện trạng

Khảo sát hiện trạng trước khi đi vào thiết kế và thi công nhằm đưa ra được phương án nền móng phù hợp nhất với tình hình địa chất là kinh nghiệm xây nhà gia chủ cần biết. Việc chọn sai phương án nền móng sẽ dẫn đến không đảm bảo chất lượng, dễ bị lún, sụt, nghiêng, gây nguy hiểm trong quá trình sinh sống. Khảo sát hiện trạng cũng giúp cung cấp các thông số chính xác về độ cao để tính toán khối lượng đất. Cùng với đó là kiểm tra lại ranh giới của khu đất dự định xây cất để tránh xảy ra tranh chấp, vi phạm dẫn đến cưỡng chế, thu hồi.

4 nguyên nhân hàng đầu gây hư hỏng nền móng

Lựa chọn đơn vị thiết kế

Trước khi lựa chọn đơn vị thiết kế, bạn cần phải có ý tưởng, hình dung khái quát về hình thức ngôi nhà trong tương lai. Sử dụng phong cách gì, sơn màu chủ đạo gì, xây bao nhiêu tầng, phân chia thành bao nhiêu phòng, gồm những phòng chức năng nào, có xây sân vườn, bể bơi, giếng trời, tiểu cảnh hay không… Khi xác định được những thông tin cơ bản đó thì quá trình bạn tìm kiếm và làm việc với các KTS sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Các KTS cũng dễ dàng hiện thực hoá ý tưởng của bạn trên bản vẽ hơn.

Khi lựa chọn đơn vị thiết kế, bạn nên tìm những đơn vị uy tín, đã có nhiều kinh nghiệm thiết kế các loại nhà tương tự. Bạn cũng nên tìm hiểu về các công trình mà đơn vị đó đã từng thực hiện để có cái nhìn khách quan nhất.

Nắm được phong thuỷ khi xây dựng nhà ở

Một kinh nghiệm xây nhà cần chú ý là phong thuỷ. Yếu tố phong thuỷ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của của gia đình. Bạn có thể tìm một chuyên gia phong thuỷ hoặc tự mình tìm hiểu, bổ sung kiến thức. Hiện nay các đơn vị thiết kế, thi công cũng rất coi trọng vấn đề phong thuỷ, gia chủ cũng có thể yên tâm giao vấn đề này cho các KTS.

Nếu bạn không biết tìm hiểu phong thuỷ từ đâu, bạn có thể tập trung vào một số vấn đề quan trọng đối với việc xây nhà như mệnh, tuổi, năm xây nhà, vị trí khu đất, hướng nhà, hình dáng ngôi nhà, ngày, giờ tiến hành các công đoạn xây dựng…

Chống thấm ngược nahf liền kề

Xin cấp phép xây dựng

Việc xin cấp phép xây dựng là bước đầu tiên để bạn bắt tay vào thi công nhà ở. Bạn nên tìm hiểu các thủ tục từ trước để có sự chuẩn bị, tránh mất quá nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Khi xin giấy phép xây dựng bạn cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ thiết kế do đơn vị đã có tư cách pháp nhân và chứng chỉ hành nghề thiết kế. Bộ hồ sơ này đơn vị thiết kế có thể chuẩn bị giúp bạn. Nếu bạn thuê một đơn vị làm trọn gói, đơn vị này sẽ giúp bạn thực hiện các thủ tục này.

Lựa chọn nhà thầu thi công

Các hình thức thuê nhà thầu

Lựa chọn nhà thầu thi công cũng góp phần vào việc chi tiêu xây dựng của bạn. Thông thường, có 3 hình thức thuê nhà thầu như sau:

– Chỉ thuê nhân công, còn lại đều do bạn tự thực hiện.

– Giao cho nhà thầu phụ trách một phần công việc.

– Giao khoán toàn bộ công việc cho nhà thầu.

Ưu nhược điểm của móng băng

Chỉ thuê nhân công

Với hình thức này bạn sẽ khá vất vả khi phải tự tính toán các loại chi phí, tìm nơi mua bán các nguyên vật liệu. Tuy nhiên bạn lại dễ dàng kiểm soát chi phí, kiểm soát chất lượng vật liệu.

Khi thuê nhân công, bạn nên chú ý thuê từng nhóm thợ cho từng hạng mục công việc. Bởi mỗi nhóm sẽ có chuyên môn trong một công việc khác nhau, nếu chỉ thuê một nhóm làm toàn bộ từ đầu đến cuối sẽ không đảm bảo chất lượng và kỹ thuật.

Giao một phần cho nhà thầu phụ trách

Giao cho nhà thầu phụ trách một phần công việc sẽ giảm bớt gánh nặng và áp lực cho bạn mà bạn vẫn có thể kiểm soát được chi phí và nguyên vật liệu. Tuy nhiên bởi vì chỉ giao một phần công việc cho nhà thầu nên tiến độ dễ bị rời rạc, nhà thầu cũng không đảm bảo chịu trách nhiệm trong quá trình thi công.

Giao khoán toàn bộ công việc cho nhà thầu

Giao toàn bộ cho nhà thầu sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và sức lực, cũng giúp các khoản chi của bạn rõ ràng hơn khi đã đực dự tính kinh phí từ đầu. Công việc của bạn khi này chỉ cần tìm một nhà thầu uy tín, dày dạn kinh nghiệm để ký hợp đồng. Các nhà thầu vẫn luôn có chế độ bảo hành sau khi xây dựng, nên nếu có vấn đề xảy ra, bạn cũng dễ dàng tìm người xử lý.

Tiêu chí để lựa chọn nhà thầu uy tín

– Nhà thầu phải có kinh nghiệm thi công, đọc được bản vẽ.

– Xem xét các công trình nhà thầu đã làm trước đây.

– Chất lượng thợ thi công từng hạng mục.

– Phải có hợp đồng ràng buộc.

Cách loại gạch xây dựng hiện nay

Ký hợp đồng với nhà thầu

Sau khi đã chọn được nhà thầu bạn cần xem xét hợp đồng thật kĩ trước khi đặt bút kí. Những điều khoản trong quá trình thi công đã chặt chẽ chưa, có điểm nào chưa rõ thì cần làm rõ, những việc phát sinh ngoài ý muốn thì xử lý như thế nào, đảm bảo tiến độ thi công, nguồn vật tư, thợ, ràng buộc trách nhiệm… Một hợp đồng chặt chẽ sẽ giúp quá trình xây dựng suôn sẻ, tránh được những rủi ro không đáng có.

Lựa chọn đơn vị giám sát

Một việc mà rất nhiều gia chủ bỏ qua đó là tìm một cá nhân, đơn vị giám sát quá trình thi công. Thông thường gia chủ sẽ tự mình thực hiện công việc này, song bạn vẫn nên thuê một cá nhân, đơn vị chuyên nghiệp. Người giám sát sẽ có trách nhiệm theo dõi và báo cáo tình hình thi công với chủ nhà, phát hiện kịp thời những sai phạm để khắc phục đúng lúc.

 

Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế thi công nhà ở, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MẠNH TOÀN (INCOSI)

Trụ sở: Số 21B4 Lô 6B Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tel: 0225 3.558.666

Mail: incosi@manhtoan.com.vn

Facebook: Mạnh Toàn Incosi

Các tin bài liên quan