Ngày nay, thang thoát hiểm đã trở thành hạng mục thi công quan trọng không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng như chung cư, khách sạn, tòa nhà văn phòng… Theo đó, thiết kế thang thoát hiểm của phải tuân theo tiêu chuẩn nhằm đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống và làm việc khi phát sinh sự cố. Tiêu chuẩn thang máy thoát hiểm đã được nhà nước quy định cụ thể mà các đơn vị xây dựng cần phải nắm rõ. Để tìm hiểu về những tiêu chuẩn này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Mạnh Toàn Incosi nhé!
Nội dung
Thang thoát hiểm là gì?
Thang thoát hiểm là hệ thống thang mà mọi người dùng để di chuyển ra khỏi nơi gặp nạn tại các công trình nhà cao tầng khi gặp sự cố. Hoặc được sử dụng để di chuyển như thang bộ khi các thiết bị thang máy bị hư hỏng. Thông thường, cầu thang thoát hiểm sẽ được thiết kế ngoài trời để thuận tiện cho việc di chuyển và lưu thông không khi khi xảy ra hỏa hoạn. Thế những, với các tòa chung cư, văn phòng cao tầng thì hệ thống thang thoát hiểm thường được thiết kế trong nhà và ngay gần kề thang máy để thuận tiện di chuyển và dễ nhận biết.
Vai trò của thang thoát hiểm
Như đã đề cập ở phía trên, thang thoát hiểm có vai trò vô cùng quan trọng và trở thành tiêu chuẩn xây dựng bắt buộc được quy định cụ thể trong điều luật. Ý nghĩa đặc biệt của thang thoát hiểm như sau: lối đi an toàn duy nhất và nhanh nhất khi tòa nhà cao tẩng xảy ra sự cố.
Đa số sự cố xảy ra tại các tòa nhà cao tầng đều liên quan đến cháy nổ. Do đó, khi có sự cố cháy nổ thì hệ thống điện của tòa nhà sẽ bị ngắt toàn bộ bao gồm cả thang máy. Lúc này, không có lối thoát nào khác ngoài cầu thang thoát hiểm. Cho nên, cầu thang thoát hiểm có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự sống và tính mạng của con người.
Chính bởi vì ý nghĩa quan trọng trên mà cầu thang thoát hiểm được xây dựng cần phải tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn về kỹ thuật gắt gao.
Những tiêu chuẩn thang thoát hiểm
Đảm bảo lối thoát nạn cho nhà cao tầng
Trong một tòa nhà cao tẩng phải có ít nhất 2 lối thoát hiểm để đảm bảo mọi người có thể thoát nạn nhanh chóng khi có cháy nổ. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chức năng chữa cháy hoạt động.
Nếu như nhà cao tầng có diện tích lớn hơn 300m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải bố trí ít nhất hai cầu thang thoát nạn. Theo tiêu chuẩn cầu thang thoát hiểm tòa nhà cao tầng cho phép thiết kế cầu tang thoát nạn đặt ở một phía còn phía còn lại sẽ thiết kế ban công nối với thang thoát hiểm bên ngoài trong trường hợp tòa nhà có diện tích nhỏ hơn 300m2.
Cầu thang thoát hiểm phải đảm bảo lối thoát nạn an toàn cho nhà cao tầng
- Đi từ các phòng tại tầng 1 trực tiếp thông ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài.
- Dựa vào tiêu chuẩn thang thoát nạn hiểm của nhà cao tầng thì khi đi từ phòng bất kỳ ở tầng nào đó (ngoại trừ tầng 1) đến hành lang có lối ra: cầu thang an toàn hành lang an toàn từ đó có lối đi ra tòa nhà. Cầu thang ngoài nhà, hành lang ngoài nhà, có lối đi ra khỏi tòa nhà.
- Đi từ các phòng bất kỳ vào phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) từ đó có lối thoát tương tự như chỉ dẫn ở 2 ý trên.
Cầu thang thoát hiểm và hành lang an toàn
- Tiêu chuẩn cầu thâng thoát hiểm phải có kết cấu chịu lực và kết cấu bao che giới hạn chịu lửa không dưới 60 phút.
- Cửa băng cháy phải được có thiết kế tự động đóng và được làm với vật liệu chống cháy, có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.
- Phải được lắp đặt hệ thống thông gió điều áp và không bị tụ khói ở buồng cầu thang.
- Phải có hệ thống đèn chiếu sáng cho cầu thang khi gặp sự cố.
- Thang thoát nạn phải thông thoáng từ mặt đất lên đến các tầng và có lối thoát hiểm trên mái.
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm quy định khoảng các xa nhất.
Khoảng cách này tính từ cửa đi của phòng xa nhất đến lối thoát hiểm gần nhất, không được lớn hơn. Cụ thể:
- 50m đói với hai thang hoặc hai lối ra ngoài và 25m đối với phòng chỉ có một thang hoặc một lối ra ngoài của nhà phụ trợ.
- 40m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài và 25m đối với phòng chỉ có một thang hoặc một lối ra ngoài của nhà công cộng, nhà tập thể hay chung cư.
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm về chiều rộng tổng cộng của cửa, lối thoát nạn, hành lang hay vế thang
- 0.8m cho cửa đi.
- 1m cho lối đi.
- 4m cho hành lang.
- 0.5m cho vế thang.
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm quy định về chiều cao cửa đi và lối đi
Chiều cao của cửa đi và lối đi trên tường thoát nạn không được thấp hơn 2m. Đối với tầng hầm, tầng chân tường đảm bảo không được thấp hơn 1.9m. Và đối với tầng hầm mái sẽ không được thấp hơn 1.5m.
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm cho phép sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát nạn thứ hai
- Chiều rộng ít nhất 0.7m.
- Góc nghiêng lớn nhất so với mặt ngang không được lớn hơn 600.
- Thang phải có phần tay vịn cao 0.8m.
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm quy định số lượng bậc thang
Số lượng bậc tang tại mỗi vế thang không được nhỏ hơn 3 và lớn hơn 18 bậc. Ngoài ra, không được sử dụng thang xoắn ốc hoặc bậc thang hình dẻ quạt làm thang thoát bạn. Góc nghiêng lớn nhất của thang quy định là 1:1.75.
Trên đây là tiêu chuẩn thang thoát hiểm đã được nhà nước quy định trong các công tình nhà cao tầng, chung cư, tòa nhà văn phòng… mà các đơn vị thi công phải nắm rõ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về xây dựng.