Nhà phố thông tầng và những điều cần biết khi thiết kế thi công

Ở nước ta, loại hình nhà ở phổ biến nhất hiện nay là nhà phố. Tuy nhiên loại nhà này có khá nhiều điểm hạn chế do chúng được xây dựng liền sát nhau với diện tích hạn chế. Một trong những giải pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế của nhà phố là nhà phố thông tầng. Loại nhà này có khá nhiều ưu điểm giúp khắc phục yếu điểm thiếu sáng, thiếu thông khí ở nhà phố, đồng thời tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Nhà phố thông tầng hiện nay được rất nhiều gia chủ ưa chuộng bới tính tiện dụng, có nhiều ưu thế và mang đến vẻ đẹp ấn tượng cho ngôi nhà. Tuy nhiên cũng có nhiều gia chủ băn khoản về các công dụng và những điều cần lưu tâm khi thiết kế nhà phố thông tầng. Hãy cùng Mạnh Toàn Incosi đi tìm hiều nhé.

Nhà phố thông tầng và những điều cần biết khi thiết kế thi công

(Ảnh: Sưu tầm)

1. Nhà phố thông tầng là gì?

Thông tầng là một không gian trống, có thiết kế tương tự giếng trời, giúp lấy sáng, lưu thông không khí. Tuy nhiên thông tầng mang ý nghĩa rộng hơn, bao hàm cả giếng trời. Chúng có khoảng không gian trống rộng rãi, có thể đặt ở bất kì tầng nào mà không bắt buộc phải thông thẳng từ tầng trệt lên đến mái.

Nhà phố thông tầng dùng để chỉ những ngôi nhà ở phố như nhà ống, nhà liền kề… có thiết kế khoảng thông tầng bên trong nhà.

2. Lợi ích của khoảng thông tầng đối với nhà phố

Mang đến sự rộng rãi cho nhà phố: Những căn nhà phố có diện tích hạn chế do đó thiết kế thông tầng sẽ tạo ra những khoảng trần cao, mang đến cảm giác rộng rãi. Đặc biệt với những căn nhà phố sâu, bạn có thể thiết kế 2 – 3 khoảng thông tầng để có được cảm giác rộng rãi nhất.

– Giúp lưu thông không khí: Những khoảng thông tầng sẽ giúp không khí dễ dàng di chuyển trong ngôi nhà, nhờ đó mà không khí trong nhà lúc nào cũng tươi mới.

– Giúp lấy sáng: Khoảng thông tầng tạo nên một không gian cao ráo, do đó mà chúng sẽ tiếp nhận ánh sáng và giúp lan toả ánh sáng đến nhiều không gian hơn.

– Làm đẹp cho ngôi nhà: Khoảng thông tầng có thể dùng để trồng cây, dựng hòn non bộ, xây bể cả, giúp mang thiên nhiên vào trong ngôi nhà lại có tác dụng làm đẹp không gian sống.

– Tuỳ vào vị trí đặt khoảng không thông tầng mà chúng có thể thay thế cho những vách ngăn cố định bằng gạch, bê tông, gỗ… để tạo cảm giác thoáng mát, sáng sủa.

Lợi ích của khoảng thông tầng đối với nhà phố

(Ảnh: Sưu tầm)

3. Hạn chế của nhà thông tầng và cách khắc phục

Hạn chế

– Thiết kế thông tầng dễ gây ô nhiễm âm thanh do không gian này có tác dụng truyền âm tốt. Những ồn ào ở một tầng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của các tầng còn lại, ảnh hưởng đến sự riêng tư và nghỉ ngơi.

– Cần phải lắp đặt hệ thống thoát nước, thông gió hợp lý nếu không sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

– Trong quá trình thiết kế phải bố trí khoảng thông tầng phù hợp với diện tích và kết cấu ngôi nhà, tránh làm ảnh hưởng đến cấu trúc nhà.

– Khoảng thông tầng có thể khiến ngôi nhà trở nên lạnh lẽo, thiếu cảm giác an toàn.

Cách khắc phục những hạn chế

– Sử dụng gạch ốp, thiết kế bề mặt tường nhám, gồ ghề hoặc trồng cây trang trí ở khoảng thông tầng để giảm khả năng truyền âm.

– Lắp đặt hệ thống mái che để không bị nước mưa hắt vào.

– Lắp đặt hệ thống lan can ở khu vực hành lang thông với khoảng thông tầng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

– Xem xét vị trí, diện tích, kích thước trước khi xây dựng khoảng không tầng. Lưu ý đến vị trí bố trí khoảng thông tầng để có giải pháp xây dựng hợp lý.

Hạn chế của nhà thông tầng và cách khắc phục

(Ảnh: Sưu tầm)

4. Những vị trí phổ biến đặt khoảng thông tầng nhà phố

– Thông tầng ở giữa nhà: Đây là vị trí tối ưu nhất để ánh sáng có thể tiếp cận đều các phòng và không khí lưu thông thuận lợi. Vị trí này giúp gia chủ tiết kiệm diện tích, tạo không gian mở và kết nối. Đặt thông tầng ở giữa nhà sẽ giúp phân tách phòng khách và phòng bếp mà không cần vách ngăn.

– Thông tầng ở phòng khách: Khi đặt thông tầng ở phòng khách, các phòng ngủ ở tầng trên sẽ bao quanh khoảng không xung quanh phòng khách. Điều này giúp các phòng ngủ đều có thể tiếp cận được phòng khách ở dưới nhà.

– Thông tầng ở cuối nhà: Vị trí này đem lại sự thông thoáng cho phòng bếp ăn. Chúng cũng có tác dụng tiết kiệm diện tích, phù hợp với những căn nhà phố có diện tích hạn chế, đem lại sự sáng sủa cho khu bếp. Bạn cũng có thể tích hợp thông tầng với giếng trời.

– Ngoài những vị trí cơ bản trên, còn có thông tầng cầu thang, thông tầng nhà tắm… Tuỳ vào nhu cầu sử dụng và thói quen sinh hoạt mà gia chủ có thể đặt khoảng thông tầng ở những vị trí khác nhau.

Những vị trí phổ biến đặt khoảng thông tầng nhà phố

(Ảnh: Sưu tầm)

5. Những lưu ý khi thiết kế nhà phố thông tầng

Chiều cao của nhà phố thông tầng

Để xây dựng khoảng thông tầng cho nhà phố, ngôi nhà cần có ít nhất 2 tầng trở lên. Điều này giúp đảm bảo sự hài hoà, cân xứng. Nếu nhà của bạn có chiều sâu >10m, có thể thiết kế 2 – 3 khoảng thông tầng để giúp ngôi nhà thông thoáng và sáng sủa hơn. Như vậy mỗi khoảng thông tầng sẽ có tác dụng như giếng trời giúp không khí và ánh sáng phân bố đều khắp nhà.

Cách âm

Khoảng thông tầng khi được thiết kế thẳng xuyên suốt rất dễ dẫn âm thanh. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của các thành viên trong gia đình. Do đó sử dụng những chất liệu gồ ghề, xù xì, nhám để ốp khoảng thông tầng sẽ giúp giảm thiểu âm thanh bị truyền đi. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp cách âm như ốp gạch, sơn gai…

Lắp mái che

Nếu gia chủ muốn kết hợp khoảng thông tầng và giếng trời làm một thì cần phải lắp đặt hệ thống mái che. Bạn có thể sử dụng mái cố định, mái di động tự động hoặc bán tự động. Mái che sẽ giúp che chắn khi gặp phải mưa gió mà vẫn giúp khoảng không gian này lưu thông không khí, lấy sáng.

Lắp mái che

(Ảnh: Sưu tầm)

Đảm bảo an toàn

Khi thiết kế nhà phố thông tầng, những khu vực tiếp giáp với khoảng thông tầng như cửa sổ, cầu thang, hành lang… cần phải lắp đặt lan can hoặc cửa kính. Điều này giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sinh hoạt, đặc biệt với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Với những nhà phố thông tầng mà có khoảng thông tầng là nơi sinh hoạt chung như phòng khách, phòng bếp cần chú ý đến hệ thống đèn trang trí. Cần phải lựa chọn những loại đèn đảm bảo an toàn để tránh tình trạng rơi, vỡ.

Yếu tố phong thuỷ

Bên cạnh một ngôi nhà đẹp, đáp ứng nhu cầu sử dụng thì việc đảm bảo phong thuỷ tốt cũng rất quan trọng. Nhà hợp phong thuỷ sẽ giúp cuộc sống của gia đình thuận lợi, gia đình yên vui, vận may dồi dao, sự nghiệp thăng tiến. Do đó khi thiết kế nhà thông tầng cần phải chú ý:

– ­Khoảng thông tầng đặt ở phòng bếp và phòng ăn (thuộc hành Hoả) cần thiết kế để thoát nhiệt tốt và nên sử dụng những vật liệu mềm mại (thuộc hành Thuỷ) để ốp tường.

– Khoảng thông tầng đặt ở phòng khách (thuộc hành Thổ) nên sử dụng dụng vật liệu và trang trí mang sự ấm áp, sáng sủa như đèn chùm.

Lưu ý yếu tố phong thuỷ

(Ảnh: Sưu tầm)

Trang trí khoảng thông tầng

– Bố trí thêm không gian chức năng: Với nhà phố thông tầng có diện tích rộng, bạn có thể bố trí thêm công năng như phòng đọc, phòng vui chơi giải trí ngay dưới khoảng thông tầng. Điều này vừa giúp tận dụng tối đa không gian mà vẫn đảm bảo phát huy ưu điểm của thông tầng. Ngoài ra đặt cầu thang ở vị trí này cũng là lựa chọn thích hợp.

– Trang trí bằng hệ thống chiếu sáng: Nếu khoảng thông tầng ở nhà bạn chỉ nối thông 2 tầng, bạn có thể tận dụng trần nhà để lắp hệ thống đèn hình quầng sáng để mang đến cảm giác tự nhiên. Có thể kết hợp bằng các hoa văn trang trí để tạo ấn tượng tốt nhất.

– Đặt hồ nước hoặc tiểu cảnh: Đây cũng là lựa chọn được nhiều gia chủ yêu thích. Tiểu cảnh hoặc hồ cá giúp không gian thêm sinh động hơn, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu.

 

Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế thi công nhà phố thông tầng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MẠNH TOÀN (INCOSI)

Trụ sở: Số 21B4 Lô 6B Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tel: 0225 3.558.666

Mail: incosi@manhtoan.com.vn

Facebook: Mạnh Toàn Incosi

Các tin bài liên quan