Chống thấm tường nhà liền kề – Giải pháp nào cho tường nhà bạn?

Bên cạnh các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh, sân thượng, mái… thì phần tường tiếp giáp với các nhà bên cạnh cũng rất dễ bị ngấm nước dẫn đến thấm dột. Tại vị trí này, nước mưa rất dễ len lỏi, trải qua thời gian dài sẽ dần dần thấm vào trong tường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động không nhỏ đến kết cấu ngôi nhà. Do đó vấn đề chống thấm tường nhà liền kề luôn là vấn đề mà bất cứ gia chủ nào cũng cần quan tâm. Nếu chống thấm tốt bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian cho việc xử lý thấm dột sau này.

Tường nhà liền kề rất dễ bị thấm dột

Những nguyên nhân gây thấm tường nhà liền kề

– Khoảng không gian hẹp giữa hai nhà là nơi lý tưởng để nước đọng lại. Do đó mà việc thi công chống thấm không hiệu quả.

– Nhà thi công sau thường không có không gian để tiến hành chống thấm từ bên ngoài, thậm chí không thể trát được vữa.

– Phía trên khe giữa hai nhà không được che chắn làm nước chảy vào mỗi khi mưa. Bên cạnh đó khí hậu nóng ẩm ở nước ta cũng góp phần làm tường dễ bị thấm nước hơn.

– Do khoảng không hẹp giữa hai nhà mà nước khó thoát và dễ bị đọng ứ. Cộng với việc ánh nắng không thể chiếu vào được các khe nhỏ càng khiến cho khu vực này luôn ẩm ướt.

– Nền móng nhà không chắc chắn, gây sụt lún, nứt nẻ dẫn đến thấm dột.

– Những đường ống đi ngầm trong tường tiếp xúc với các khe hở cũng tiềm ẩn nguy cơ thấm dột.

nguyễn nhân dẫn đến thấm dột tường nhà liền kề

Hệ quả khi không xử lý chống thấm nhà liền kề

– Nước thấm lâu ngày sẽ khiến cho tường bị mục, nặng nề hơn có thể khiến kết cấu nhà xuống cấp, gây ra các vết nứt và rỉ sắt.

– Tường nhà liền kề không được chống thấm, bị thấm dột sẽ dẫn đên xuất hiện nấm mốc, rong rêu, gây mất giá trị thẩm mỹ.

– Các bức tường bị ẩm cũng ảnh hướng đến các đồ nội thất kê sát tường và đồ đạc treo tường. Đặc biệt là các đồ gỗ và đồ điện.

– Tường ẩm mốc còn gây ra các vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình

– Tường bị thấm dột nặng sẽ làm tăng chi phí sửa chữa.

Xem thêm: Kích thước gạch xây tiêu chuẩn trong xây dựng là bao nhiêu?

Hệ quả khi không chống thấm tường nhà liền kề

Phân loại

Tùy theo tình trạng tường, độ rộng khe hở mà sẽ có những cách chống thấm khác nhau. Thông thường sẽ được chia thành 3 trường hợp:

– Tường nhà bạn thấp hơn tường nhà hàng xóm.

– Tường hai nhà có chiều cao tương đương.

– Tường nhà bạn cao hơn tường nhà hàng xóm.

Phương pháp chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả

Trường hợp 1: Khe tiếp giáp giữa hai nhà rất nhỏ

Đối với những ke hở rất nhỏ, khó nhìn thấy, biện pháp tối ưu nhất là sử dụng keo chống thấm. Ngoài ra cũng có thể sử dụng hóa chất tạo màng đàn hồi gốc Polymer, Acrylic. Cao cấp hơn có Polyurethane. Đây là những sản phẩm chống thấm có hiệu quả cao cho ngôi nhà của bạn.

Keo chống thấm nên ưu tiên sử dụng những loại có độ kết dính tốt, dẻo, bền có thể ngăn nước xâm nhập vào các khe hở. Hiện nay trên thị trường có một số loại keo được sử dụng dụng phổ biến như: keo chống thấm AS – 4001SG, Neomax 820, Silicone Apollo 500, Acrylic, Polyurethane, TX 911…

Trường hợp 2: Khe hở giữa hai nhà từ 1-1.5cm

Với độ rộng này của khe hở, bạn có thể sử dụng màng bitum dán chống thấm. Sau đó là phủ một lớp Acrylic để chống tia UV. Ngoài ra, có thể sử dụng tôn inox loại không rỉ găm chặt vào tường rồi dùng sika chống thấm miết dọc phần tôn vào tường. Đặc biệt những ngôi nhà có thời gian xây dựng hơn 3 năm, nếu các nhà xung quanh không sửa chữa gì thì các khe hở cũng ổn định hơn. Thời điểm này xử lý thấm dột nhà liền kề cũng hiệu quả hơn.

Trường hợp 3: Khe hở giữa hai nhà > 5cm

Với những khe hở rộng như vậy có thể sử dụng phương pháp xây lòng máng bằng các đường thoát dạng ½ hoặc ¼ ống tròn. Độ nghiêng của máng sẽ phụ thuộc vào khoảng cách khe hở giữa hai nhà.

– Nếu khe hở giữa hai nhà không quá rộng và hai tường tiếp giáp có chiều cao tương đương. Trong trường hợp này, thợ xây rất khó để trát phần tường bên ngoài. Do đó dù sử dụng phương pháp chống thấm nào cũng nên lắp thêm lòng máng ½ ống tròn.

– Nếu khe hở giữa hai nhà hẹp và hai tường tiếp giáp có độ cao không bằng nhau. Bạn nên đặt lòng máng ¼ ống tròn bằng các vật liệu như tôn, máng chống thấm, nhựa…

Lưu ý: Loại máng ½ cần có độ dốc cáo hơn cùng mặt phẳng đều hơn. Còn với loại máng ¼ thường nghiêng hẳn sang một bên nhà do đó dễ thi công hơn.

Xem thêm: Cách đi dây điện âm tường và ưu nhược điểm

Chống thấm tường nhà liên kề trong quá trình xây dựng

Chống thấm ngay trong quá trình đang thi công là phương án tối ưu và mang lại hiệu quả nhất. Bạn có thể sử dụng gạch đặc và vữa chống thấm cho vùng tiếp giáp giữa hai nhà. Khu vực tường này nên có có độ dày 220mm để đảm bảo ngăn được nước thấm vào từ bên ngoài.

– Trường hợp nhà bạn xây trước nhà hàng xóm: Trong trường hợp này, xử lý chống thấm sẽ đơn giản hơn. Bạn có thể trát lớp bảo vệ trường bên ngoài. Sau đó có thể kết hợp sử dụng các vật liệu chống thấm khác như các loại sơn, hóa chất chống thấm…

– Trường hợp nhà bạn xây sau nhà hàng xóm: Bạn sẽ không thể tiến hành trát và chống thấm bên ngoài tường. Dó đó có thể lựa chọn sử dụng phương pháp chống thấm nhà liền kề hoặc xử lý chống thấm ngược.

Phương pháp chống thấm tường nhà liền kề

Chống thấm ngược nhà liền kề

Chống thấm ngược cho nhà mới xây

Với nhà mới xây, bạn không cần trát vữa mà có thể tiến hành chống thấm ngược luôn. Thực hiện bằng cách trộn xi măng với các chất chống thấm để trát lên tường. Sau khi khô có thể tiếp tục tiến hành tô vữa như bình thường.

Chống thấm ngược cho nhà đã xây lâu

Với căn nhà đã xây lâu, bạn cần phải đục bỏ phần tường phía trong để xử lý các vết nứt thì mới hiệu quả.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Loại bỏ các lớp sơn và vữa cũ

Bước 2: Trộn các chất phụ gia chống thấm với lớp vữa

Bước 3: Chờ lớp chống thấm đầu khô và tiến hành kiểm tra. Nếu đạt tiêu chuẩn có thể tiến hành thi công lớp hai. Nếu chưa tiếp tục trát thêm.

Bước 4: Trát lớp vữa hoàn thiện và sơn nhà như bình thường

Xem thêm: Có nên xây nhà tiền chế để ở không? Ưu và nhược điểm của nhà tiền chế?

Chống thấm ngược nahf liền kề

Những lưu ý khi chống thấm tường nhà liền kề

Thời gian chống thấm tốt nhất là trong quá trình thi công xây dựng nhà ở. Không nên để xuất hiện tình trạng thấm dột rồi mới chống thấm. Đặc biệt, tường nhà là một trong những kết cấu quan trọng. Khi tường bị thấm dột sẽ ảnh hướng đến ngôi nhà, khiến nhà bị xuống cấp và giảm tuổi thọ. Do đó gia chủ cần lưu ý và tiến hành chống thấm càng sớm càng tốt.

Các tin bài liên quan